Đức Cơ triển khai 8 nhiệm vụ chính phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử với 8 nhiệm vụ chính.
Bộ phận một cửa huyện Đức Cơ giúp rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. Ảnh Hà Duy
Bộ phận một cửa huyện Đức Cơ giúp rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho
cá nhân, tổ chức. Ảnh Hà Duy

Theo Kế hoạch, trong năm 2023, huyện sẽ tập trung vào một số nội dung quan trọng như: tuyên truyền những tiện ích cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện Đề án 06; vận động người dân chủ động đến Cơ quan Công an làm căn cước công dân; hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử; hướng dẫn việc thực hiện khám-chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ căn cước công dân gắn chip; kết nối các dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; cải tiến quy trình tiếp nhận, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa các cấp theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để cung lượng hơn, phục vụ tốt hơn; chuẩn hóa điện tử các mẫu đơn, tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiếu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa.

Để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ sở y tế bố trí, trang bị đầu đọc thẻ Căn cước công dân theo quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông, đảm bảo 100% các cơ sở khám-chữa bệnh triển khai thực hiện; hướng dẫn các trường học thực hiện thu phí không dùng tiền mặt; hướng dẫn tất cả các cơ sở lưu trú trên địa bàn (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở khác có chức năng lưu trú) thực hiện thông báo lưu trú qua ứng dụng VneID theo hướng dẫn của Bộ Công an, không thông báo lưu trú trực tiếp. Huyện cũng đẩy mạnh chuẩn hóa tất cả các thông tin về y tế, đất đai, nhà ở, trẻ em, dân cư... để xây dựng hệ sinh thái, dữ liệu dùng chung.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.