Đak Pơ có gần 59% học sinh DTTS tiếp tục đến trường sau tốt nghiệp THCS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 20-4, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND huyện Đak Pơ về việc thực hiện công tác huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đối với bậc THCS năm học 2022-2023 và tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục đi học sau khi tốt nghiệp THCS năm học 2021-2022 đến ngày 30-3-2023 trên địa bàn.

Bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ và một số phòng, ban liên quan; lãnh đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện; Hiệu trưởng các trường: Tiểu học và THCS Kim Đồng (xã An Thành), Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (xã Ya Hội), THCS Trần Quốc Tuấn (thị trấn Đak Pơ).

Quang cảnh buổi giám sát tại UBND huyện Đak Pơ. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh buổi giám sát tại UBND huyện Đak Pơ. Ảnh: Mộc Trà

Năm học 2022-2023, huyện Đak Pơ có 10 trường học có bậc THCS với 2.578 học sinh. Tính đến cuối tháng 3-2023, tỷ lệ huy động học sinh bậc THCS trong độ tuổi ra lớp trên địa bàn huyện đạt trên 98%; tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh trên 99%; tỷ lệ học sinh DTTS bỏ học gần 1%.

Hầu hết các trường học cũng thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng giáo dục phù hợp với năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh DTTS tiếp tục học lên THPT và học nghề chưa cao, chỉ chiếm gần 59%.

Tại buổi giám sát, đại diện Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện cùng 3 trường học đã báo cáo tình hình huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, duy trì sĩ số học sinh và phân luồng giáo dục sau THCS. Bên cạnh kết quả đạt được, các đơn vị cũng nêu lên một số khó khăn đang gặp phải như: nhận thức của học sinh DTTS về vấn đề học tập còn nhiều hạn chế, phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình; công tác xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ cho học sinh còn hạn chế; tỷ lệ học sinh tiếp tục đi học sau tốt nghiệp THCS chưa cao do đời sống người dân còn khó khăn và ảnh hưởng tâm lý học xong ra trường không có việc làm…

Bà Bùi Thị Thương-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ phát biểu làm rõ các nội dung liên quan tại buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà
Bà Bùi Thị Thương-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ phát biểu làm rõ các nội dung liên quan tại buổi giám sát. Ảnh: Mộc Trà

Các thành viên trong đoàn giám sát cũng đã trao đổi, làm rõ thêm về nguyên nhân và giải pháp mà các đơn vị, địa phương đang áp dụng để nâng cao tỷ lệ huy động học sinh THCS trong độ tuổi ra lớp, nhất là đối với học sinh DTTS.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Võ Thị Bảo Ngân cho rằng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Đak Pơ đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả khả quan trong công tác huy động học sinh THCS ra lớp cũng như duy trì sĩ số học sinh. Tuy nhiên, huyện cần chỉ đạo rà soát chính xác về số học sinh (trong đó có học sinh DTTS) bỏ học và có nguy cơ bỏ học, từ đó kịp thời đề ra giải pháp giữ chân các em đến trường. Huyện cũng cần chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch huy động học sinh THCS trong độ tuổi ra lớp, nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS và công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ở năm học tiếp theo gắn với các chỉ tiêu mà tỉnh đã đề ra.

Đối với các kiến nghị liên quan, Phó Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh đề nghị UBND huyện cần cụ thể hóa bằng văn bản để Đoàn giám sát có cơ sở tổng hợp, đưa vào báo cáo giám sát.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.