Krông Pa ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm gần đây, người dân huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa, hiện nay, toàn huyện có 3.728,5 ha cây trồng cạn được người dân áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Trong đó có 1.688,8 ha thuốc lá, 1.035,3 ha dưa hấu, 848,2 ha mía, 43 ha đậu đỗ các loại, 32,5 ha cây ăn quả, 25,5 ha mì và 55,2 ha cây trồng khác. Trong số này, 216,2 ha cây trồng được áp dụng công nghệ tưới phun mưa, 1.897,2 ha được áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, 1.615,1 ha được áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân.

Ông Lê Văn Thoát (tổ 10, thị trấn Phú Túc) kiểm tra sự phát triển của cây mía. Ảnh: Lê Nam

Ông Lê Văn Thoát (tổ 10, thị trấn Phú Túc) kiểm tra sự phát triển của cây mía. Ảnh: Lê Nam

Nhờ áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt mà hơn 6 ha mía của gia đình ông Lê Văn Thoát (tổ 10, thị trấn Phú Túc) phát triển ổn định, cho năng suất 120-130 tấn/ha. Ông Thoát cho hay: Gia đình ông trồng mía hàng chục năm nay. Khi chưa lắp hệ thống tưới nước nhỏ giọt, việc trồng mía phụ thuộc vào thời tiết, năm nào mưa thuận gió hòa thì năng suất đạt 60-70 tấn/ha, còn nếu khô hạn thì chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha. Từ năm 2020, gia đình ông đầu tư hệ thống ống, van xả hết khoảng 7-8 triệu đồng/ha để áp dụng tưới nước nhỏ giọt cho cây mía. Nhờ đó, cây mía phát triển tốt, cho năng suất ổn định 120-130 tấn/ha.

“Chi phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt không cao nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. Chỉ cần 1 nhân công đi mở khóa van ở đầu bờ ruộng là có thể tưới nước cho 0,5 ha/lần. Trung bình 1 ngày đêm, tôi tưới nước được khoảng 2 ha. Hệ thống này giúp tôi tiết kiệm khoảng 40% dầu diesel cho máy nổ, khoảng 50% nhân công và 40% lượng nước tưới. Nhờ vậy, với hơn 6 ha mía, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình thu lợi nhuận khoảng 400 triệu đồng/năm”-ông Thoát chia sẻ.

Tương tự, năm 2018, gia đình ông Nguyễn Văn Kiểm (tổ 6, thị trấn Phú Túc) mua 1.000 cây bưởi da xanh tại Viện Cây ăn quả miền Nam về trồng trên 3,8 ha đất rẫy. Để vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt, ông đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tại gốc. Sau hơn 3 năm triển khai, hệ thống tưới này đã phát huy hiệu quả rõ rệt.

Theo ông Kiểm, chi phí đầu tư hệ thống tưới nước dùng béc phun mưa tại gốc hết khoảng 25 triệu đồng/ha. Hệ thống này giúp nông dân tiết kiệm được nhân công vì không phải kéo ống đi tưới cho từng gốc. Thay vào đó, chỉ cần bật công tắc là hệ thống tưới phun mưa hoạt động, bảo đảm lượng nước cho cây trồng. Ngoài ra, nông dân có thể kiểm soát được lượng nước tưới cho cây phù hợp, từ đó giúp cây phát triển tốt hơn.

“Hệ thống tưới nước này giúp tôi vừa tiết giảm được thời gian, công lao động, vừa giảm chi phí tiền điện bơm nước. Sau 5 năm, vườn bưởi bắt đầu cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Vừa rồi, gia đình bán cho thương lái với giá 17.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, tôi thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha”-ông Kiểm cho hay.

Người dân huyện Krông Pa lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây thuốc lá. Ảnh: Lê Nam

Người dân huyện Krông Pa lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây thuốc lá. Ảnh: Lê Nam

Ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt và với thời tiết nắng nóng như ở huyện Krông Pa thì việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã tự đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, phun mưa cho cây trồng, đem lại hiệu quả cao.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, Phòng sẽ lồng ghép các nguồn vốn và phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để hỗ trợ người dân triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp theo hình thức Nhà nước hỗ trợ 60%, còn người dân đối ứng 40%”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.