Đưa học sinh Gia Lai và Kon Tum đến gần với di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 15-4, một số trường học ở tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã đưa học sinh đến trải nghiệm, tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-2023 diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Đây là bài học thực tế giúp các em hiểu hơn về văn hóa-lịch sử địa phương, đồng thời tự hào trước di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam.

Đưa nhóm học sinh khối lớp 6 đến xem các nghệ nhân đan lát, dệt vải tại ngày hội, cô Nguyễn Lê Thanh Nga-giáo viên trường THCS Nguyễn Du (TP. Pleiku) cho biết: “Các em khối 6 đang có bài học mang chủ đề “Em với nghề truyền thống”. May mắn lại đúng dịp diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh nên chúng tôi đưa các em đến xem các nghệ nhân dân gian đan lát, dệt vải. Đây là cơ hội rất quý đối với học sinh và giáo viên. Cùng với chủ đề bài học, thầy và trò được tận mắt xem tinh hoa của nghề truyền thống hội tụ trong không gian ngày hội. Các em được nghệ nhân hướng dẫn đan lát nên vừa xem, vừa thực hành một cách say mê. Bài học này cũng giúp các em ý thức, trân trọng nghề truyền thống và các nghệ nhân dân gian”.

Học sinh trường THCS Nguyễn Du (TP. Pleiku) thích thú xem nghệ nhân đan lát, làm ra các sản phẩm từ mây, tre. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh trường THCS Nguyễn Du (TP. Pleiku) thích thú xem nghệ nhân đan lát, làm ra các sản phẩm từ mây, tre. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sau khi được các nghệ nhân hướng dẫn cách làm cạp rổ, rá, em Nguyễn Thị Diễm Quyên-lớp 6 trường THCS Nguyễn Du chia sẻ: “Mặc dù được học đan lát trên lớp nhưng đến đây con được trải nghiệm rất nhiều cái mới. Chẳng hạn làm cạp rổ, rá là kỹ thuật rất khó, nhưng được nghệ nhân hướng dẫn con đã biết cách làm. Con rất ngưỡng mộ các nghệ nhân, họ không chỉ khéo tay mà rất tỉ mỉ, kiên nhẫn”.

Cô và trò Trường THCS Nguyễn Du tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cô và trò Trường THCS Nguyễn Du tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đối với học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai), ngày hội lại hấp dẫn bởi các trò chơi như chọi cù, ném còn, nhảy sạp hay được nghệ nhân hướng dẫn đánh đàn t'rưng… Cô Nguyễn Thúy Hằng-giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng chia sẻ: “Thấy các con say mê chơi các trò chơi dân gian chúng tôi cũng vui lây. Từ những trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa này giúp các con hiểu hơn về các hình thức vui chơi của thế hệ đi trước, từ đó cũng hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc”.

Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) tìm hiểu nghề dệt truyền thống cùng nữ nghệ nhân Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) tìm hiểu nghề dệt truyền thống cùng nữ nghệ nhân Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong số các đoàn học sinh đến trải nghiệm các hoạt động tại ngày hội văn hóa còn có học sinh của tỉnh Kon Tum. Cô Dương Thị Thuỷ-Giáo viên trường THCS Lý Tự Trọng (TP. Kon Tum) cho biết, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là hoạt động được chú trọng trong nhà trường. Trong chuyến trải nghiệm thực tế này, trường THCS Lý Tự Trọng cho học sinh đi giao lưu, học hỏi tại trường Quốc tế Châu á Thái Bình Dương (TP. Pleiku), tham quan Bảo tàng tỉnh, dâng hương tại nơi thờ Bác Hồ và đích đến cuối là Quảng trường Đại Đoàn Kết-di tích danh lam thắng cảnh của tỉnh Gia Lai.

Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) xem nghệ nhân biểu diễn đàn t'rưng, đồng thời tìm hiểu về văn hóa Tây Nguyên tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) xem nghệ nhân biểu diễn đàn t'rưng, đồng thời tìm hiểu về văn hóa Tây Nguyên tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cô Thủy cho hay: “Lần này nhà trường cho học sinh tham quan các điểm đến ở Gia Lai để giúp các em nắm bắt kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa của địa phương. 2 tỉnh Bắc Tây Nguyên tuy có 1 số nét tương đồng nhưng qua đó cũng giúp các em có sự so sánh để thấy được sự đa dạng văn hóa của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Các hoạt động trong Ngày hội rất đặc sắc, giúp các em có thêm những trải nghiệm đáng giá. Cả thầy và trò đi 1 ngày đàng biết thêm 1 sàng tri thức”.

Một số hoạt động trải nghiệm của học sinh tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2-2023:

Các em học sinh được nghệ nhân hướng dẫn đan lát. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các em học sinh được nghệ nhân hướng dẫn đan lát. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bà Nguyễn Thị Đền (dân tộc Tày)-xã Kon Thụp, huyện Mang Yang hướng dẫn học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) cách chơi trò chọi cù. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bà Nguyễn Thị Đền (dân tộc Tày)-xã Kon Thụp, huyện Mang Yang hướng dẫn học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) cách chơi trò chọi cù. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh hào hứng chọi cù cùng các nghệ nhân dân tộc Tày. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh hào hứng chọi cù cùng các nghệ nhân dân tộc Tày. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tham gia trò chơi truyền thống của các dân tộc Tây Bắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tham gia trò chơi truyền thống của các dân tộc Tây Bắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh nam cũng rất hào hứng với nghề dệt. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh nam cũng rất hào hứng với nghề dệt. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Phát triển văn hóa đọc

Phát triển văn hóa đọc

(GLO)- Trước sự chi phối mạnh mẽ của các loại hình giải trí cùng nhiều thiết bị công nghệ, việc “cạnh tranh” để xây dựng chỗ đứng nhất định của sách và văn hóa đọc trong đời sống là không hề dễ dàng.

Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...