Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nguyễn Ngọc Phú là một gương mặt thơ... biển. Anh sinh ra ở vùng biển Hà Tĩnh và thơ anh đa phần viết về biển, biển với tất cả những gì tinh túy nhất, thẳm sâu nhất, vĩ đại nhất và cũng yếu ớt, nhỏ nhoi nhất. Nếu trực tiếp nghe anh đọc thơ sẽ thấy anh yêu biển và yêu thơ đến như thế nào. Anh sinh ra như thế này: “Cánh võng đầu tiên ru tôi/Là mảnh lưới cha cắt ra từ tấm lưới còn dính đầy vẩy cá/Trong giấc mơ của tôi không có tiếng côn trùng/Tiếng cá quẫy khuấy vào tôi tăm sóng”.

Đọc những dòng anh viết về cha, về mẹ, chúng ta đều thấy rưng rưng trước tình cảm của một người con, dẫu lớn, dẫu trưởng thành nhưng vẫn vô cùng nhỏ nhoi, yếu ớt. Trước khi về hưu, anh là Tổng Biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Tĩnh), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Dẫu về hưu nhưng anh vẫn viết, thậm chí nhiều hơn. Và vẫn thế, thơ anh luôn đầy... biển: “Tôi kịp lợp cánh diều bằng đôi mang của cá/Ở phía cuối chân trời/Đôi mang cá đêm đêm về nức nở/Lén thả vào tôi chút bong bóng cuối ngày”...

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.




Trưa tháp Chàm

Tháp Chàm dựng trưa ong ong nắng

Nắng xương rồng quánh nhựa quắt cây

Thi sĩ ví tháp Chàm là tháp nắng (*)

Lửa vẫn còn quăn mép gạch xây.


Tôi bỗng gặp một tháp Chàm mới đắp

Cánh đồng khô tuốt bóng ngọn rơm gầy

Đêm nhỏ giọt tháp Chàm thành nến thắp

Ngọn nến nhờ hơi đất phả thành cây.


Tháp Chàm hỡi! Người xưa không

ngoảnh mặt

Thuở nhà vua cũng xuống ruộng đi cày

Tháp Chàm khát như một đời người khát

Nước như là máu nhỏ giọt xuống đây.


Gió xương rồng từng lóng xương người rụng

Trưa tháp Chàm uống nắng khô hanh

Tôi thắp nén nhang cắm vào tháp lửa

Khói rưng rưng cháy ngược trời xanh…


----------------------

(*) Ý thơ của nhà thơ Inrasara


Mẹ và biển

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Mẹ đong biển vơi đầy miệng thúng

Nửa xõa xuống giờ-nửa ngấm vào xưa

Chiếc đòn gánh xoắn mẹ theo thớ gió

Sấp ngửa đi dọc lát sóng cuối mùa.


Ngôi nhà mẹ lợp bằng ngấn sóng

Sực ấm trầu cay, tơ nhện buông màn

Chân nhện túm vào con nhấc bổng

Mẹ neo vào đăm đắm hoàng hôn.


Ở phía cuối chân trời

Tà áo chiều tuột chiếc khuy cuối cùng thả đêm về bọc gấm

Tôi lang thang cùng vỏ ốc, tù và

Mẹ gọi tôi về khi vạt nắng cuối ngày khép mảnh buồm

không nếp gấp

Những nấm mộ san hô không còn người đến đắp

Tôi nhặt nhánh xương gầy treo trước cửa hoàng hôn.


Tôi tai tái giữa ngày bạc nước

Gió vò mây (nắng vò mẹ thêm gầy)

Tôi kịp lợp cánh diều bằng đôi mang của cá

Ở phía cuối chân trời

Đôi mang cá đêm đêm về nức nở

Lén thả vào tôi chút bong bóng cuối ngày.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.