Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sáng 30-3, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội nghị ký kết và triển khai Chương trình phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh về phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Ngọc Hải và Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường Lương Thanh Bình chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ), Công an tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh và đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam một số huyện, thị xã, thành phố.

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2022, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu dân cư và cảnh quan nơi thờ tự. Nhiều nội dung của chương trình phối hợp được lồng ghép vào việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình, cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”... Các tổ chức tôn giáo đã xây dựng được nhiều mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và làm thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ký kết chương trình phối hợp. Ảnh: Anh Huy

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ký kết chương trình phối hợp. Ảnh: Anh Huy

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, ban ngành và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã thảo luận, thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung cũng như việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2026.

Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức tôn giáo tỉnh tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các tổ chức, cá nhân tôn giáo và nhân dân, thúc đẩy Chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”. Phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực, chủ động trong thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo ủng hộ, tăng cường sử dụng, khai thác các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như: Điện gió, điện mặt trời mái nhà, áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả. Phấn đấu đến hết năm 2026 có 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đều biết đến và tích cực hưởng ứng Chương trình phối hợp...

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

(GLO)- Dự án đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa (tỉnh lộ 666) dù đang bị đào xới ngổn ngang trong quá trình thi công nhưng người dân ở đây lại cảm thấy vô cùng phấn khởi. Bởi, tuyến giao thông huyết mạch khi hoàn thành sẽ tạo động lực cho người dân nơi vùng khó này vươn lên thoát nghèo.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.