Ăn xanh, mặc tối giản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có một tổng kết thú vị về chuyện ăn và mặc của người Việt qua từng thời kỳ. Theo đó, tiêu chuẩn của những năm 70 thế kỷ trước là ăn đủ, mặc vừa; những năm 80 là ăn no, mặc ấm; thập niên 90 tiến lên ăn ngon, mặc đẹp và đến những năm 2000 bắt đầu với ăn kiêng, mặc hàng hiệu. Nhưng rồi điều này tiếp tục thay đổi khi vài năm trở lại đây, nhiều người có xu hướng ăn xanh, mặc tối giản.
Từ ăn xanh
Cách đây 2 năm, nhận thấy cơ thể nặng nề do thừa cân, anh Nguyễn Anh Đào (312/3 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku) đã tìm đến các phương pháp giảm cân khác nhau nhưng không thành công. Anh bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày sang chế độ dinh dưỡng lành mạnh (healthy) với các nhóm thực phẩm hữu cơ, chế biến sạch và nói không với đồ chiên. Để theo đuổi chế độ ăn này, anh tự vào bếp nấu nướng. Các món ăn chủ yếu được hấp chín thay vì chế biến cầu kỳ và rất ít dùng dầu mỡ. Anh cho biết: “Chỉ sau 6 tháng thay đổi chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, tôi đã giảm được 12 kg. Cơ thể về lại trạng thái cân bằng, không còn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi như trước”.
Sau khi giảm cân, chế độ ăn xanh vẫn được anh Đào duy trì như một lối sống. Anh còn tìm đến bộ môn yoga để rèn luyện sức khỏe; tự nấu các loại nước gội đầu, rửa chén, lau nhà từ nguyên liệu tự nhiên như quả bồ hòn, bồ kết, chanh, sả nhằm hạn chế sử dụng các loại hóa chất. “Khi chuyển sang chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng thuận tự nhiên, tôi thấy cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn”-anh Đào chia sẻ.
Chế độ thực vật nhiều hơn động vật, hướng tới lối sống xanh từ bữa ăn hàng ngày đang được nhiều người lựa chọn. Ảnh: Minh Châu
Chế độ thực vật nhiều hơn động vật, hướng tới lối sống xanh từ bữa ăn hàng ngày đang được nhiều người lựa chọn. Ảnh: Minh Châu
Xu hướng ăn xanh đang được nhiều người theo đuổi như một lối sống mới. Anh Hồ Minh Trung (đường Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku) cho hay: “Từ nhỏ, bữa ăn của tôi bắt buộc phải có thịt mới được coi là đầy đủ dinh dưỡng. Nhưng từ năm 2020 đến nay, khi tôi bắt đầu tập yoga và gặp một người bạn Ấn Độ chỉ ăn thuần thực vật, quan niệm về ăn uống của tôi đã có sự thay đổi. Tôi hạn chế ăn thịt và ưu tiên thức ăn xanh như rau củ quả, các loại hạt… Tôi tự đi chợ để lựa chọn nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, ưu tiên thực phẩm mang năng lượng tích cực, đồng thời tìm hiểu nhiều cách chế biến để món ăn không nhàm chán và đảm bảo sức khỏe”.
Các nhân viên ở cửa hàng Mộc Farm (46 Hùng Vương, TP. Pleiku) chuyên cung cấp rau củ quả, thực phẩm hữu cơ cho biết, ngày càng có nhiều người ăn chay, thực dưỡng tìm đến cửa hàng mua thực phẩm xanh. Chị Vũ Thị Vi Phương-nhân viên cửa hàng-thông tin: “Rau củ quả của chúng tôi được trồng hoàn toàn hữu cơ, thời gian sinh trưởng và thu hoạch kéo dài nên mức giá thường cao hơn thị trường. Ban đầu, nhiều người khá dè dặt nhưng sau khi tìm hiểu quy trình trồng hữu cơ khép kín từ nông trại đến cửa hàng đã trở thành khách hàng thường xuyên của Mộc farm”.
Đến sống xanh
Nhiều người sau thời gian thay đổi chế độ ăn uống cũng dần thay đổi về lối sống. Anh Hồ Minh Trung cho biết, mặc dù gia đình anh có truyền thống may mặc ở Pleiku nhưng chuyện mặc của anh ngày càng đơn giản. Anh chia sẻ: “Đối với tôi, quần áo chỉ cần đủ mặc chứ không cần quá nhiều. Tôi thường chọn trang phục thoải mái, sản phẩm có chất liệu tự nhiên như sợi bông, sợi tre. Cả giày dép, tôi cũng chọn chất liệu thân thiện với môi trường. Trước đây, tôi thường không chú ý tới điều này. Nhưng càng ngày, con người càng tác động tiêu cực tới môi trường từ chính việc ăn mặc hàng ngày nên mỗi người cần thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tối giản, thuận tự nhiên. Khi đó, tôi tin chúng ta sẽ dần dần làm cho cuộc sống tốt hơn”. Theo anh Trung, khi quá chú tâm vào việc ăn ngon, dư thừa vật chất; quá chú tâm vào chuyện mặc mà đuổi theo hàng hiệu đắt tiền thì con người dễ đau khổ nếu không được đáp ứng đủ. Vì vậy, quay về lối sống tối giản, thuận tự nhiên đã giúp mọi người thấy thoải mái, dễ chịu hơn. “Tôi nhận thấy khi càng sống đơn giản, tôi càng tĩnh tâm, sống an nhiên, hạnh phúc hơn”-anh nói.
Thực phẩm xanh tại cửa hàng Mộc farm
Thực phẩm xanh tại cửa hàng Mộc Farm (46 Hùng Vương, TP. Pleiku). Ảnh: Minh Châu
Từng có tủ quần áo, phụ kiện thời trang hàng hiệu đồ sộ khiến bạn bè phải trầm trồ nhưng 2 năm nay, chị Trần Phương Thảo (đường Đinh Tiên Hoàng, TP. Pleiku) ngưng hẳn việc mua sắm. Nguyên nhân một phần do dịch bệnh ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán, một phần là bởi chứng kiến quá nhiều người khó khăn trong đại dịch đến nỗi phải chạy ăn từng bữa đã tác động tới thói quen mua sắm của chị. Chị tâm sự: “Giờ tôi không chú trọng đến việc ra đường phải trang điểm ra sao, mặc trang phục hợp với túi xách, giày dép như thế nào nữa. Tôi chỉ lựa chọn quần áo hết sức đơn giản, thoải mái, chất liệu thân thiện với môi trường. Không hiểu do đâu nhưng việc ăn xanh, mặc đơn giản lại khiến tôi thấy hạnh phúc hơn rất nhiều”. Chị Thảo cho biết thêm, việc sống tối giản không hề dễ dàng mà cần phải luyện tập, đó là tiết giảm dần những thứ không cần thiết. “Sau bao nhiêu năm tôi mới nhận ra, chính tủ quần áo cũng là nơi lãng phí và gây ảnh hưởng tới môi trường nhiều nhất vì vô số đồ không mặc đến. Tôi phải rất cố gắng để thay đổi bản thân và nhận ra 2 năm không mua sắm tôi vẫn thấy đủ”-chị Thảo nói.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…