Dịu dàng Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dịu dàng biết bao những cơn gió nhẹ Phố núi. Bên hồ Diên Hồng thơ mộng, tôi ngắm nhìn những người tản bộ trên cây cầu như sợi chỉ vàng giăng ngang tán lá, như cầu nối khát khao và ước vọng. Pleiku vẫn vậy, Phố núi vẫn bình yên thế.
Mười năm không trở lại, nét dịu dàng của cao nguyên không làm tôi ngạc nhiên như trước. Người bạn đi cùng mở điện thoại và đọc: “Tốc độ đô thị hóa của TP. Pleiku khoảng 79%”. Nhà cửa được xây dựng hiện đại, cơ sở hạ tầng cũng dần được nâng cấp khiến Pleiku ngày nay mang vẻ năng động, hội nhập. Nhưng chính nét dịu dàng mới níu chân du khách. Sáng sớm, gió thu xôn xao, tôi thường đi ra bờ hồ để hít căng thứ không khí trong lành, đượm mùi hoa cỏ. Pleiku hiện đại mà vẫn thiên nhiên. Pleiku hiểu mình, hiểu người để phát triển. Muôn nơi tìm đến, Phố núi gọi mời, cùng chung sức đưa hình ảnh của thành phố ngày càng năng động, hấp dẫn hơn. Đó là những gì tôi nghĩ đến mỗi khi nói về Phố núi Pleiku, thôi thúc tôi viết nên những dòng cảm nhận này. 
 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tôi rảo bước trên khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng, ngạc nhiên vì sự thay đổi đã thấm đẫm nơi đây. Màu xanh vẫn đây, cây cối vẫn đó nhưng hạ tầng đã được quy hoạch đàng hoàng. Quảng trường Đại Đoàn Kết có không gian trong lành rộng mở, nơi mà không chỉ người dân mà cả du khách cũng gọi là trái tim của Pleiku. Tôi liên tưởng đến những người đi dạo quảng trường Ba Đình, rồi cảm nhận không khí và cái hồn nơi đây. Cảm giác thật khác lạ, lắng đọng mà sâu thẳm, bình dị và an nhiên. Giữa khí hậu trong lành, ngắm nhìn tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, tôi-một người con miền Bắc-thấu cảm hơn tâm hồn của Phố núi. Đó cũng là điều vô cùng đặc biệt trong cuộc sống này vậy.
Lòng tôi chợt ngân lên một giai điệu: “Em đẹp thế Pleiku ơi, trái tim tôi muốn vỡ tan rồi”. Là bởi vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hóa, của chính con người Phố núi đã biến nơi đây thành một điểm đến đáng trải nghiệm. Có người nói rằng trong sự hòa nhập đang là xu thế thì việc đi tìm một đô thị đặc hữu là điều không gì thú vị hơn. Tôi đã tìm thấy điều đó ở Pleiku.
Phố núi ngày nay vẫn mang trong mình nhiều chứng tích lịch sử cùng những nét văn hóa truyền thống độc đáo, nhưng chính vẻ hiện đại mà dung dị cũng góp phần không nhỏ tạo nên một Pleiku sống động. Thời nào, người đó, giới trẻ bây giờ có thể đơn giản đến Pleiku chỉ để nghỉ ngơi, du lịch, hâm nóng tình yêu bằng một tách cà phê. Lại nói đến cà phê Phố núi. Đó là thứ cà phê quyến rũ, đượm nồng, như một cán cân giúp cân bằng giữa mệt mỏi và bình yên, giữa lo toan và thư thái. Tôi yêu Pleiku cũng một phần vì ly cà phê đó, nó có chất, có hồn, đậm tình thương mến.
Đứng giữa thủ đô, nhớ về Phố núi với lòng cảm mến và mộng ước. Đời đơn giản là vậy, là nhớ, là mong được đến, được sống trong cảm giác rộn ràng, giữa những vẻ đẹp đơn sơ của cuộc sống.
 ĐINH THÀNH TRUNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.