Phát hiện 2 chiếc thuyền độc mộc dưới lòng sông Ngàn Sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 20-7, ông Trần Phi Công, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, một số người dân trong khi đi đánh bắt cá trên sông Ngàn Sâu, đoạn qua địa bàn giáp ranh giữa thôn 5 và thôn 6 (xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã phát hiện, trục vớt được 2 chiếc thuyền độc mộc nằm dưới đáy lòng sông.

 
 Ông Trần Phi Công, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh bên chiếc thuyền độc mộc vừa được di chuyển về bảo tàng để phục vụ công tác nghiên cứu
Ông Trần Phi Công, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh bên chiếc thuyền độc mộc vừa được di chuyển về bảo tàng để phục vụ công tác nghiên cứu



Ngay sau khi nhận tin báo, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức làm việc với đại điện UBND huyện Hương Khê, chính quyền xã Hương Thủy và người dân địa phương tiến hành sưu tầm, di chuyển được 1 chiếc thuyền độc mộc đưa về bảo quản tại bảo tàng để tiếp tục bảo quản, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và trưng bày theo luật di sản văn hóa.

Chiếc còn lại đã được người dân đưa về trông giữ ở địa bàn xã Hà Linh, huyện Hương Khê. Hiện Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đang có văn bản gửi cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để sớm được tiếp nhận, di chuyển về bảo tàng bảo quản, nghiên cứu.


 

 Một trong hai chiếc thuyền độc mộc đã được di chuyển về Bảo tàng Hà Tĩnh
Một trong hai chiếc thuyền độc mộc đã được di chuyển về Bảo tàng Hà Tĩnh



Qua kiểm tra cho thấy, trong 2 chiếc thuyền độc mộc cổ này, 1 chiếc có chiều dài 11,25m, 1 chiếc có chiều dài 11m, đều có bề rộng từ 40-60cm, chiều cao từ 60-70cm, được làm bằng chất liệu thân cây gỗ lớn, khoét rỗng phần lõi của cây, chống chịu được nước, ở phía hai đầu thuyền nhô cao, được đục đẽo các gờ nổi để vừa có công năng buộc dây neo, vừa có thể trang trí, vừa tránh sức cản của nước…

Đặc biệt, mặc dù cả 2 chiếc thuyền độc mộc này đã nằm sâu ở dưới đáysông Ngàn Sâu lâu năm, bùn đất, cát sỏi bám, phủ lấp nhiều nhưng vẫn còn nguyên vẹn, không bị mục nát.


 

Mặc dù nằm dưới lòng sông đã lâu, nhưng thuyền độc mộc vẫn không bị mục nát
Mặc dù nằm dưới lòng sông đã lâu, nhưng thuyền độc mộc vẫn không bị mục nát


Theo ông Trần Phi Công, việc phát hiện 2 chiếc thuyền độc mộc sẽ góp phần giúp các nhà khảo cổ, bảo tàng tiếp tục nghiên cứu khoa học về niên đại, nguồn gốc xuất xứ cụ thể; điều kiện kinh tế, xã hội, các hoạt động đi lại, sản xuất, cuộc sống mưu sinh, phong tục tập quán, sinh hoạt… của người xưa trên địa bàn huyện miền núi Hương Khê.

Theo DƯƠNG QUANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.