Bảo hiểm nông nghiệp: Thị trường còn bỏ ngỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tình trạng thiên tai (bão, lụt, hạn hán) kéo dài và các hình thái thời tiết, khí hậu cực đoan liên tục xảy ra trong thời gian qua đã góp phần gia tăng rủi ro, gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để đề phòng, hạn chế tổn thất xảy ra bất cứ lúc nào, việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp được xem là một giải pháp tài chính có thể chia sẻ rủi ro với nông dân... 

 

 Bảo hiểm cho cây cà phê là một giải pháp giảm thiểu rủi ro cho nông dân. Ảnh: H.B
Bảo hiểm cho cây cà phê là một giải pháp giảm thiểu rủi ro cho nông dân. Ảnh: H.B

Theo Quyết định số 315/2011/QĐ-TTg  ngày 1-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại địa bàn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, đối tượng bảo hiểm là cây lúa, vật nuôi (trâu, bò, heo, gia cầm) và thủy sản (cá tra, cá basa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng); người tham gia bảo hiểm được Nhà nước hỗ trợ chi phí bảo hiểm với mức 100% đối với hộ nghèo, 60% đối với hộ cận nghèo và 12% đối với các tổ chức. Qua hơn 4 năm triển khai thí điểm, đã có 304.000 hộ nông dân tham gia, với giá trị bảo hiểm là 7.700 tỷ đồng, số tiền bồi thường là 712 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm là 394 tỷ đồng. So với quy mô, tiềm năng của thị trường nông nghiệp trong nước thì mức độ tiếp cận, doanh số bảo hiểm còn rất khiêm tốn. Đáng lưu ý, những khó khăn trong việc xây dựng hệ thống đánh giá, xác định mức độ thiệt hại, xác định mức bồi thường cộng với những rủi ro quá lớn cho cả doanh nghiệp và người tham gia... là nguyên nhân cản trở sự phát triển, mở rộng của loại hình bảo hiểm này.
 

Được biết, ABIC cùng Agribank sẵn sàng tham gia xây dựng mô hình và thể chế cho bảo hiểm cây cà phê. Theo đó, năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm cà phê phụ thuộc lớn vào điều kiện khí hậu, thời tiết, sâu bệnh… cũng như tác động của biến động giá cả và nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và thế giới. Trong giai đoạn đầu, ABIC sẽ bảo hiểm cho các rủi ro do thiên tai gây ra như: bão, lốc, lũ lụt, sét đánh, cháy… và một phần thiệt hại giảm năng suất của cây cà phê do sâu bệnh gây ra. Khách hàng của ABIC là những hộ nông dân, doanh nghiệp vay vốn tại Agribank ở 5 tỉnh Tây Nguyên.

Tại địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên-vùng tập trung chuyên canh các loại cây công nghiệp dài ngày, giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đặc biệt quan tâm, xây dựng kế hoạch-sản phẩm phù hợp. Đơn cử như Công ty Bảo hiểm Bảo Minh đã triển khai bảo hiểm thí điểm theo chỉ số hạn hán cho cây cà phê tại địa bàn 5 huyện của tỉnh Đak Lak. Hoặc Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)-Chi nhánh Đak Lak đang thực hiện hợp đồng bảo hiểm cho 1.000 ha cao su của 2 doanh nghiệp với giá trị bảo hiểm lên đến 800 tỷ đồng.

Trao đổi xung quanh vấn đề bảo hiểm cho cây cà phê, ông Nguyễn Thanh Hải-Trưởng phòng Kinh doanh của ABIC tại Gia Lai thẳng thắn nhìn nhận: tThị trường bảo hiểm nông nghiệp nói chung và sản phẩm bảo hiểm cho cây cà phê nói riêng nhiều tiềm năng, hấp dẫn nhưng rất khó làm cho cả doanh nghiệp bảo hiểm lẫn nông dân. Hiện ABIC mới chỉ triển khai sản phẩm bảo hiểm cho cây cao su và bảo hiểm mọi rủi ro cho vật nuôi. Còn bảo hiểm cho cây cà phê gặp khá nhiều trở ngại. Đa phần diện tích cà phê thuộc quy mô sản xuất hộ gia đình, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Do đó, cần xây dựng mô hình và thể chế riêng cho loại hình sản phẩm này, giải quyết rốt ráo những rào cản kỹ thuật, rào cản pháp lý thì doanh nghiệp và nông dân mới tìm được tiếng nói chung.

Thực tế, vấn đề phí tham gia bảo hiểm nông nghiệp cũng là một rào cản khiến nhiều nông dân không mặn mà. Là một người chuyên canh cà phê, nông dân Đào Kim Thanh (tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) cho biết: “Thực ra, nếu mình canh tác ở những vùng khí hậu-thời tiết ổn định thì không cần mua bảo hiểm. Trồng cây dài ngày nên hầu hết vốn liếng đều tập trung đầu tư cho vườn cây, lấy đâu ra để mua bảo hiểm nữa. Cây hồ tiêu, cà phê thường gặp rủi ro do thời tiết thì chắc mức phí bảo hiểm cũng tăng, nông dân không kham nổi. Tuy nhiên, nếu canh tác ở vùng khí hậu thất thường, thu hoạch theo kiểu cầu may rủi thì cũng nên cân nhắc tham gia bảo hiểm nông nghiệp”. 

 Hải Bình

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.