"Khai phá" miền núi với cây trồng mới: Để mắt tới sấu, trám, mắc ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở Tây Bắc, Tây Nguyên và nhiều vùng ở miền Trung, rất nhiều nơi còn vô cùng khó khăn. Điều quan trọng là bà con nơi đây thiếu thông tin trong sản xuất, thiếu quyết tâm của bản thân và ngay cả các cấp lãnh đạo địa phương cũng còn rụt rè... Tuy nhiên, tại những vùng này, chúng ta cũng đã tạo dựng được nhiều mô hình làm ăn phát đạt, nhiều hộ nông dân trở nên giàu có.
Nhiều tiềm năng phát triển cây ăn quả
Lâu nay ở miền núi, đối tượng của sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu là ngô, sắn, lúa nương và chăn nuôi nhỏ lẻ ở từng gia đình. Cây lâm nghiệp nhiều nhất là bạch đàn và keo nên nhìn chung kinh tế vẫn ở dạng tự túc, tự cấp. Tỷ lệ vươn lên giàu không cao. Tuy nhiên, miền núi có nhiều thế mạnh mà miền xuôi không có được.
Nếu chúng ta phát huy các thế mạnh đó lên thì miền núi có nhiều triển vọng làm ăn còn vượt cả miền xuôi. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn.
Chăm sóc vườn cây mắc ca tại xã Tà Lèng, TP. Ðiện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Hà Thuận

Trong lĩnh vực chăn nuôi, chúng ta cũng có vô vàn cách làm để nâng cao đời sống bà con vùng cao. Hầu hết các trang trại chăn nuôi đại gia súc đều đóng ở miền núi.

Điển hình như Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu. Ở đây không còn người nghèo. Đa số bà con nuôi bò sữa đã thành người giàu và có rất nhiều gia đình đã thành tỷ phú.

Nếu biết cách tổ chức, biết cách làm ăn thì việc chăn nuôi bò thịt, bò sữa, nuôi trâu, nuôi dê, nuôi hươu, nuôi thỏ, nuôi gà thịt, nuôi gà lấy trứng, nuôi các loài động vật quý hiếm... dễ dàng giúp bà con vùng cao vươn lên giàu có.


Ngay gần đây nhất, chúng ta thấy Sơn La bật lên mạnh mẽ nhờ đẩy mạnh trồng cây ăn quả. Tỉnh này đã vươn lên đứng thứ hai trong cả nước về diện tích cây ăn quả với 70.000ha. Sơn La nói riêng và cả vùng Tây Bắc nói chung còn rất nhiều tiềm năng để phát triển cây ăn quả.
Xin nêu ví dụ: Nếu được làm quy củ và đưa công nghệ cao vào để tạo giống bằng phương pháp cấy mô thì các đối tượng như dứa và chuối ở các vùng núi non sẽ đủ sức đi vào thị trường thế giới một cách mạnh mẽ hơn.
Các loại quả truyền thống ở miền núi như mơ, mận, sơn tra hoàn toàn có thể chế biến để nâng thành các sản phẩm cao cấp với hương vị đặc sắc.
Cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải và quả na của chúng ta đều được thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, phải cải tạo giống và cách thức sản xuất. Phải tạo được giống cam ngọt lừ mà không có hạt (như nhiều nước đã có), mở ra những vùng trồng bưởi rộng lớn theo quy mô trang trại (chứ không nhỏ lẻ từng gia đình như hiện nay), chế biến quả na thành nhiều loại sản phẩm (như kem na, mứt na...).
Các đối tượng cây ăn quả mới như chanh leo, xoài, thanh long đang được đưa mạnh vào các vùng núi non. Chúng có rất nhiều triển vọng.
Cây bơ tuy mới được đẩy mạnh trồng ở vùng núi phía Bắc nhưng cũng đầy tiềm năng. Bơ cho năng suất rất cao mà yêu cầu của thị trường lại lớn. Nếu việc bảo quản và chế biến quả bơ được nâng cao thì chúng sẽ thành một trong những đối tượng cây trồng quan trọng cho vùng này.
Người Trung Quốc rất thích mít và sầu riêng của Việt Nam. Ta nên có hợp đồng chặt chẽ với thị trường nước bạn để xây dựng những vùng chuyên canh cho các địa phương. Đưa các cây này vào miền núi là rất hợp.
“Để mắt” tới quả sấu, trám, mắc ca 
Chúng tôi rất muốn các doanh nghiệp sẽ để mắt tới 2 loại quả là sấu và trám. Người Thái đã chế biến quả me thành hàng loạt sản phẩm và bán đi khắp thế giới. Nhưng quả me đâu ngon bằng quả sấu của ta. Chỉ tiếc rằng, chưa ai chế biến quả sấu ra được những loại sản phẩm hay hơn mặt hàng ô mai. Ta có thể cho chúng vào bột canh, làm thành mứt, thành kẹo, làm nước giải khát...
Người Trung Quốc đã lấy quả trám của chúng ta để làm ra một loại kẹo đạt huy chương vàng trong một hội chợ tại Nhật Bản. Nếu được quan tâm và chế biến tốt thì sấu và trám sẽ cho ra những sản phẩm rất hấp dẫn. Bà con ta lại tha hồ trồng sấu và trồng trám. Chúng ta đã thành công trong việc tạo ra các cây ghép cho sấu và trám. Chúng chỉ trồng 3 năm là đã cho quả rồi...
Đặc biệt, việc ra đời Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã đánh dấu một “mốc son” cho việc phát triển kinh tế ở vùng núi của chúng ta. Tới nay, đã có hàng trăm mô hình nông dân trồng mắc ca thành công, nhiều người thành tỷ phú. 
Tôi vừa từ Điện Biên về. Tại Tuần Giáo, Công ty Vinamaca Điện Biên đã trồng được 2.000ha mắc ca trên những vùng đồi hoang hóa mà xưa nay không trồng được loại cây gì. Mắc ca lên rất đẹp. Chỉ 2 năm nữa là cây cho quả. Cây càng lâu năm càng cho nhiều quả và cho thu quả tới 50-60 năm.
Chúng tôi cũng đang khuyến khích bà con ở các vùng đồi núi trồng cây sa chi, dổi ăn hạt, gai xanh... và những loại cây này cũng đang cho hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, nếu được quan tâm đúng mức tới các loài dược liệu quý, thì đó cũng sẽ là một thế mạnh cho vùng miền núi và đem lại thu nhập cao cho bà con. Theo đó ta có thể đẩy mạnh việc trồng các cây dược liệu như ba kích, hồi, thảo quả, sa nhân, sâm ngọc linh, bình vôi, trà hoa vàng...
Các đối tượng truyền thống như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu... vẫn cần được quan tâm để vượt qua các trở ngại, vươn lên thành những đối tượng cây công nghiệp mạnh của đất nước.
Nguyễn Lân Hùng (chuyên gia nông nghiệp/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.