Làm giàu từ trang trại tổng hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 5 năm nỗ lực đầu tư, anh Phạm Xuân Hưng (làng Đak Trôk, xã Đak Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã sở hữu trang trại tổng hợp với hơn 5 ha hồ tiêu, rau màu và các loại cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Với sự cần cù và quyết tâm vượt khó, trang trại này đã đem về cho gia đình anh nguồn thu nhập 700-800 triệu đồng/năm.

Từng công tác trong ngành Kiểm lâm nhưng anh Phạm Xuân Hưng luôn có ý tưởng làm nông nghiệp sạch. Anh luôn trăn trở làm thế nào để xây dựng nền nông nghiệp sạch. Sau bao suy tính, anh quyết định nghỉ việc ở cơ quan để thực hiện ước mơ của mình. Từ nguồn vốn vay cộng với số tiền tích góp của gia đình, anh đầu tư hơn 5 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp.

Anh Phạm Xuân Hưng chăm sóc vườn cà chua hơn 1.200 m2 trong nhà màng. Ảnh: Vũ Thảo
Anh Phạm Xuân Hưng chăm sóc vườn cà chua hơn 1.200 m2 trong nhà màng. Ảnh: Vũ Thảo


Ban đầu, anh Hưng dành phần lớn diện tích để trồng hồ tiêu. Tuy nhiên, nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao nên anh quyết định chuyển 3 ha sang chuyên canh cây ăn quả và trồng xen với 2 ha hồ tiêu còn lại. Anh cho hay: “Cây chủ lực trong vườn là hồng xiêm, xoài, bơ, mít. Bên cạnh đó, tôi vẫn trồng thêm ổi để lấy ngắn nuôi dài. Khi những loại cây chủ lực bắt đầu rộng tán thì tôi sẽ chặt bớt cây ổi. Hiện tại, một số loại cho thu hoạch, còn lại đang trong giai đoạn kiến thiết và chuẩn bị cho thu bói”.

Nhờ chịu khó nghiên cứu nên anh Hưng nắm rất vững đặc điểm các loại cây trồng. Anh chia sẻ: “Tôi thường xuyên cập nhật kiến thức, kinh nghiệm sản xuất qua các kênh Youtube, từ đó ứng dụng vào thực tế vườn cây của mình. Trong quá trình sản xuất và tìm hướng tiêu thụ, tôi nhận thấy nếu chỉ tập trung vào một loại cây trồng thì hiệu quả mang lại sẽ không cao. Chính vì vậy, tôi chọn cách đa dạng cây trồng để rải vụ quanh năm nhằm tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt, dôi dư hàng phải bán với giá rẻ”.

Để cây trồng phát triển tốt, anh Hưng quy hoạch lối đi, 2 bên có hệ thống rãnh thoát nước nhằm tiêu úng vào mùa mưa. Đặc biệt, anh đã sử dụng toàn bộ phương pháp tưới nhỏ giọt bằng công nghệ Israel. “Việc áp dụng quy trình kỹ thuật khắt khe vào sản xuất theo hướng sạch và an toàn đã cho ra sản phẩm đạt chất lượng tốt, từ đó mới khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó, khâu chọn giống tốt cũng sẽ giúp mình có được thành công bước đầu với mô hình trồng các loại cây ăn quả”-anh Hưng nói.

Không riêng gì cây ăn quả, vườn hồ tiêu nhờ chăm sóc theo hướng hữu cơ mà phát triển ổn định và cho năng suất cao. Để phân bố cây trồng hợp lý, trên diện tích 2 ha, anh Hưng chia ra thành các khu vực sản xuất lớn với những loại cây dài ngày như: hồ tiêu, xoài, sầu riêng, mít, bơ; khu vực chỉ để bán lẻ thì diện tích nhỏ hơn với nhiều loại như: na, ổi, thanh long. Cùng với vườn cây ăn quả, anh Hưng còn đầu tư nhà màng 1.200 m2 để trồng cà chua giống Hàn Quốc, kết hợp trồng các loại rau đậu. Để tăng thêm thu nhập, anh còn đào hơn 200 m2 ao thả cá, nuôi 200 con gà lấy trứng. Hiện tại, phần lớn diện tích trồng cây ăn quả vẫn đang trong giai đoạn kiến thiết, chỉ số ít cho thu hoạch. Tuy nhiên, mỗi năm, trang trại đã đem về cho gia đình anh nguồn thu nhập 700-800 triệu đồng.

Nhận xét về trang trại này, bà Phan Thị Dung-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang-cho biết: Anh Phạm Xuân Hưng luôn tiên phong trong việc tìm hiểu khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Trang trại của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhằm ổn định đầu ra, anh Hưng đã khai thác mạng xã hội để quảng bá, tiêu thụ nông sản. Nhờ đó, nông sản thu hoạch đến đâu được tiêu thụ đến đó, không bị ứ đọng. Mô hình kinh tế tổng hợp này còn tạo việc làm cho nhiều lao động thời vụ ở địa phương.

 

 VŨ THẢO
 

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.