Chuyển biến trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm trước, Chư Prông là một trong những “điểm nóng” về tình trạng mua bán, vận chuyển và khai thác lâm sản trái phép. Tuy nhiên, nhờ triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn quyết liệt và đồng bộ nên công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến rõ nét.

Huyện Chư Prông là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của tỉnh. Toàn huyện hiện có  hơn 67.316 ha đất có rừng, chiếm gần 40% diện tích tự nhiên, trải dài trên địa bàn 13 xã. Những năm trước đây, Chư Prông là một trong những “điểm nóng” về khai thác, mua bán, vận chuyển và cất giấu  lâm sản trái phép. Nguyên nhân là bởi địa bàn huyện rộng, có nhiều tuyến đường cắt ngang qua rừng giáp ranh với các huyện như: Chư Pưh, Đức Cơ và còn có 3 lối mở biên giới cho các doanh nghiệp được phép nhập khẩu gỗ từ Campuchia về Việt Nam. Chính vì vậy, công tác QLBVR trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn.

 

Kiểm kê gỗ vi phạm tạm giữ tại trạm cửa rừng Ia Ga. Ảnh: internet
Kiểm kê gỗ vi phạm tạm giữ tại trạm cửa rừng Ia Ga. Ảnh: internet

Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng huyện Chư Prông đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, nhất là từ khi có Thông báo số 191/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên. Nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã được kéo giảm. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện xảy ra 29 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 23 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan chức năng đã xử lý 27 vụ, tịch thu hơn 43 m3 gỗ các loại, thu nộp phạt vào ngân sách nhà nước trên 300 triệu đồng.

Để tăng cường QLBVR, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được các cơ quan chức năng của huyện thực hiện thường xuyên, sâu rộng đến các đối tượng. Các hộ gia đình sinh sống gần và liền rừng cam kết không vi phạm pháp luật về QLBVR. Lực lượng chức năng phối hợp triển khai các giải pháp tuần tra, truy quét ở những vùng trọng điểm và những tuyến đường chính, kiên quyết xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Ông Từ Ngọc Thông-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông, cho biết: Công tác QLBVR luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm thực hiện quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó, tập trung tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức về bảo vệ rừng. Đồng thời, huyện chỉ đạo các lực lượng chức năng như Công an, Bộ đội Biên phòng, Kiểm lâm và dân quân tự vệ các xã phối hợp tuần tra, kiểm soát, bố trí  lực lượng ở  những địa bàn trọng điểm.

Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền ở các xã có rừng... Nhờ đó, công tác QLBVR trong thời  gian qua trên địa bàn huyện có những chuyển biến rõ nét. Huyện xác định tiếp tục thực hiện nghiêm Thông báo 191/TB-VPVP của Văn phòng Chính phủ và những chỉ đạo của cấp trên về công tác QLBVR; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về QLBVR  đến người dân; thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng của huyện cũng như các địa phương giáp ranh để bảo vệ và nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).