Đắk Lắk ghi nhận hai trường hợp trẻ mắc viêm não Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cả hai trường hợp đều chưa tiêm vắcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, trong đó bé gái 5 tuổi chưa được tiêm vắcxin, bé trai 4 tháng tuổi chưa đến độ tuổi tiêm phòng vắcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Bệnh nhân bị Viêm não Nhật Bản được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Bệnh nhân bị Viêm não Nhật Bản được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Sáng 7/5, ông Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận hai trường hợp mắc viêm não Nhật Bản.
Bệnh nhân thứ nhất là bé gái Nay H’Đa (5 tuổi, trú ở buôn Bir, xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo). Ngày 26/4, cháu bé khởi sốt, gia đình đã mua thuốc về cho uống nhưng không thuyên giảm.
Đến ngày 29/4, cháu tiếp tục sốt cao và co giật toàn thân nên được gia đình đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Ea H’leo, sau đó được chuyển tiếp lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm não màng não, nhiễm trùng huyết và lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với viêm não Nhật Bản B.
Bệnh nhân thứ hai là bé trai 4 tháng tuổi (chưa được đặt tên và chưa làm giấy khai sinh), trú ở Thôn 2, xã Ea Trang, huyện M’Đrắk. Bệnh nhân khởi phát bệnh vào ngày 16/4 với biểu hiện sốt cao, kèm theo nôn ói và ho. Người nhà đã tự mua thuốc về điều trị cho bé tại nhà nhưng không khỏi.
Đến ngày 23/4 bé trai được đưa vào Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk. Tại đây, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cháu bé bị xuất huyết não, viêm phổi nặng và chuyển bệnh nhân lên điều trị ở tuyến trên.
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ, môi tím, thở rên, gắng sức nhiều, gồng cứng và tăng trương lực cơ toàn thân.
Các bác sỹ chẩn đoán cháu bé bị viêm não màng não, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp độ IV và lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định bệnh nhân dương tính với viêm não Nhật Bản B.
Theo ông Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, hiện cả hai bệnh nhân đều đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh (Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên) và đều trong tình trạng bệnh rất nặng.
Điều đáng nói, cả hai trường hợp trên đều chưa tiêm vắcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, trong đó bé gái 5 tuổi chưa được tiêm vắcxin, bé trai 4 tháng tuổi chưa đến độ tuổi tiêm phòng vắcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản (trẻ đủ từ 12 tháng tuổi trở lên được tiêm vắcxin phòng viêm não Nhật Bản trong Chương trình tiêm chủng mở rộng).
Chính vì vậy, ngay sau khi ghi nhận hai trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã hướng dẫn Trung tâm Y tế huyện Ea H’leo và M’Đrắk tổ chức tiêm vét vắcxin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1-5 tuổi mà chưa tiêm đủ mũi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn.
Đồng thời, Trung tâm cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ cần chú trọng tiêm phòng vắcxin viêm não Nhật Bản cho trẻ em đầy đủ và đúng kế hoạch theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tuấn Anh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.