Pleiku: Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 27-8, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku phối hợp cùng Thành đoàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số năm 2022. Hơn 200 thanh-thiếu nhi đến từ 6 xã, phường trên địa bàn thành phố tham gia liên hoan.

Tại liên hoan, diễn viên các đơn vị tham gia biểu diễn 2 nội dung: trình diễn cồng chiêng và hát dân ca. Với không khí vui tươi, phấn khởi, mỗi đoàn đều lần lượt trình diễn 2 bài cồng chiêng và 2 bài hát dân ca truyền thống đặc sắc như: Hòa tấu cồng chiêng "Mừng chiến thắng", "Mừng lúa mới"; lễ hội đâm trâu, pơ thi; hát dân ca ru em, ru con… Không chỉ chuẩn bị chu đáo từ nhạc cụ đến giai điệu, các đội thi còn có thêm những đạo cụ, phần biểu diễn phụ họa giúp cho tiết mục dự thi thêm sinh động, hấp dẫn.
Phát biểu tại liên hoan, ông Nguyễn Văn Hòa-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku-đánh giá: “Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số năm nay đã tập hợp được đông đảo các em thiếu nhi từ 5 đến 18 tuổi, tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích và ý nghĩa trong dịp hè. Các đoàn tham dự đã có sự chuẩn bị rất tốt, các tiết mục được dàn dựng công phu, đúng truyền thống, sử dụng thành thạo các nhạc cụ dân tộc. Hy vọng những nghệ nhân "nhí" sẽ tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình, để cồng chiêng luôn trường tồn”.
Ban tổ chức trao giải cho các đoàn tham gia liên hoan. Ảnh: Trần Dung
Ban tổ chức trao giải cho các đoàn tham gia liên hoan. Ảnh: Trần Dung
Kết quả, xã Chư Á đạt giải nhất toàn đoàn, phường Yên Đổ đạt giải nhì, phường Thắng Lợi và phường Hoa Lư đạt giải ba, phường Đống Đa và xã Tân Sơn đạt giải khuyến khích.
Liên hoan Cồng chiêng và hát dân ca thanh-thiếu nhi các dân tộc thiểu số là hoạt động nhằm duy trì, phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh-thiếu niên dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố; tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, khơi dậy niềm tự hào, ý thức gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống trong thế hệ trẻ.
TRẦN DUNG
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.