Pleiku: Chủ động giải pháp chống ngập cục bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để hạn chế tình trạng ngập cục bộ tại TP. Pleiku trong mùa mưa, các đơn vị chức năng đã chủ động tập trung khơi thông, mở rộng hệ thống cống thoát nước, bố trí đủ lực lượng ứng trực, kịp thời khắc phục hư hỏng trên hệ thống thoát nước.

Trong 3 năm qua, TP. Pleiku đã được đầu tư gần 700 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa và mở rộng nhiều tuyến đường, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị. Trong quá trình nâng cấp các tuyến đường, hệ thống thoát nước trên các tuyến phố dần được đầu tư hoàn chỉnh, cơ bản đảm bảo thoát nước vào mùa mưa. Tuy nhiên, vẫn còn một số vị trí thường xảy ra ngập cục bộ như: đường Phạm Văn Đồng, đường Lê Duẩn, đoạn nối đường Nguyễn Chí Thanh với đường Lê Duẩn… do tiết diện mương nhỏ không đảm bảo thoát nước. Cùng với đó, người dân tự ý lắp bạt nhựa che chắn cửa thu nước hoặc bỏ rác trực tiếp trên cửa thu nước dẫn đến tắc nghẽn gây ngập cục bộ.

 Đường Hoàng Văn Thụ (TP. Pleiku) thường bị ngập vào mùa mưa. Ảnh: Lê Anh
Đường Hoàng Văn Thụ (TP. Pleiku) thường bị ngập vào mùa mưa. Ảnh: Lê Anh


Trước tình hình đó, ngay từ đầu tháng 3-2021, Phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku đã xây dựng kế hoạch phòng-chống lụt bão. Đồng thời, đơn vị lập danh sách các khu vực suối có nguy cơ ngập để kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng từ đó có phương án duy tu, sửa chữa, cải tạo; phối hợp với Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai triển khai nạo vét bùn đất cửa thu, hố ga trên một số tuyến đường có nguy cơ ngập nước cao như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Trần Hưng Đạo, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Viết Xuân, Hoàng Văn Thụ… với 5.260 cửa thu, khối lượng đất nạo vét hơn 90 m3; san dọn đất đá trên 4.509 m2 mặt đường do những cơn mưa đầu mùa gây ra. Hiện nay, Phòng Quản lý đô thị đã phối hợp với Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai lập kế hoạch kiểm tra, tiếp tục nạo vét bùn đất tại những vị trí bị bồi lấp lại trên một số tuyến đường.

Ông Phạm Thế Tâm-Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku-cho biết: “Đơn vị đã tham mưu giúp UBND thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, vận động người dân bỏ rác đúng nơi quy định, không tự ý sử dụng bạt, vật liệu để che chắn cửa thu nước; nhắc nhở người dân không đổ rác xuống lòng đường làm nghẽn dòng chảy, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, Phòng Quản lý đô thị đang phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố và Phòng Tài chính-Kế hoạch tham mưu giúp UBND thành phố đầu tư nâng cấp mương thoát nước tại một số vị trí xảy ra ngập cục bộ. Bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên cho gia cố vị trí sạt lở tại các cầu, suối để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông khi mùa mưa sắp đến”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Quế-Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho hay: “Với đặc thù là thành phố cao nguyên, địa hình có nhiều vùng trũng, quy hoạch có lịch sử từ rất lâu cùng với tốc độ đô thị hóa, bê tông hóa diễn ra nhanh làm tăng diện tích không thấm nước, khả năng điều tiết tại chỗ ở một số tuyến phố, khu dân cư bị thu hẹp, trong khi hệ thống thoát nước hiện hữu không theo kịp nên bị quá tải. Để xử lý triệt để tình trạng này cần một quá trình đầu tư lâu dài vì đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Trước mắt, UBND TP. Pleiku chỉ đạo các đơn vị chuyên môn rà soát hệ thống cống thoát nước tại những điểm xung yếu, nguy cơ xảy ra ngập để có biện pháp khắc phục. Đồng thời, tham mưu, đề xuất để có lộ trình thực hiện đầu tư nâng cấp mương thoát nước tại một số vị trí, tuyến phố, khu dân cư nhằm xóa tình trạng ngập cục bộ trong mùa mưa”.

 

  LÊ ANH
 

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.