Phục thiện giang hồ: 'Đại ca' ra tù cảm hóa trẻ hư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Từng là 'đại ca' khét tiếng trong giới giang hồ, từng vào tù ra tội, nhưng nay ông Nguyễn Văn Lợi trở thành người nổi tiếng với nhiều thành tích đóng góp xuất sắc cho sự bình yên của địa phương mình.

Chuyến bay sớm đưa tôi đến Đà Nẵng chỉ hơn 7 giờ sáng. Ngồi trò chuyện với những người trong quán cà phê vỉa hè gần nhà Nguyễn Văn Lợi, họ bảo ông từng là nỗi khiếp sợ của nhiều người với lý lịch bất hảo, nhưng giờ đây ai cũng quý. Ông Hồ Đức Tín (80 tuổi) còn cảm thán: "Chu cha, lý lịch của anh Lợi ni dữ dằn lắm. Rứa mà đến nay anh thay tâm đổi tánh, sống tốt ai cũng thương".

Bằng khen và giấy khen ông Lợi được tặng. Ảnh: QUANG VIÊN
Bằng khen và giấy khen ông Lợi được tặng. Ảnh: QUANG VIÊN

Bước ra từ vũng lầy tội lỗi

Đưa con đi học xong, ông Lợi dẫn tôi về căn nhà cấp 4 rộng hơn 20 m2 nằm trong một hẻm nhỏ. Ông trầm ngâm kể câu chuyện đời mình: "Nhà tôi nghèo, mẹ mất khi tôi mới 14 tuổi. 16 tuổi đã sống như dân bụi đời. Tôi có "môn" đánh thuê. Cầm đầu nhóm 70 đứa trang bị mã tấu, dao, rựa... đi đánh thuê, mâu thuẫn với băng khác cũng xử luôn. "Anh Sáu Đà Nẵng" là biệt danh dân xã hội gọi tôi. Một thời lầm lỗi làm dằn vặt lương tâm tôi suốt đời".

Một người dân ở P.Hải Châu 2 (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) cho biết những năm 1990 về trước, không chỉ người dân mà giới giang hồ tại Đà Nẵng ai cũng sợ Nguyễn Văn Lợi. Hơn 18 tuổi, Lợi đã cầm đầu băng giang hồ nhí bụi đời, tiền án tiền sự đầy mình đi bảo kê, đòi nợ thuê. Lợi thường mang đàn em đi gây hấn, sẵn sàng hỗn chiến đẫm máu để dằn mặt các nhóm đối thủ trên địa bàn. Những con nợ cũng tái mặt khi băng của Lợi đến đòi nợ vì tính cách ngang tàng, phương châm hành động "động thủ trước, nói chuyện sau".

19 tuổi, Lợi đã ngồi tù vì đánh người gây thương tích, chịu án tù giam 16 tháng. Ra tù một thời gian ngắn, "anh Sáu Đà Nẵng" lại gây một vụ đâm chém lớn hơn. Lúc đó biết sẽ ở tù lâu hơn nếu bị bắt nên Lợi bỏ trốn khỏi địa phương, lang bạt khắp các tỉnh thành. Nhưng khi nghe tin ba đau nặng, trái tim của Lợi đau nhói. "Tôi thấy mình không ở gần bên cha lúc bệnh là quá bất hiếu nên quyết định lén về thăm ba. Ba khuyên lên công an đầu thú và tôi bị bắt, ra tòa chịu án tù giam 5 năm", ông Lợi tâm sự.

Ông Lợi (trái) trên đường tuần tra với lực lượng công an

Ông Lợi (trái) trên đường tuần tra với lực lượng công an

Những năm chấp hành án tù lần thứ 2, ở trong Trại giam Bình Điền (Thừa Thiên - Huế), ông Lợi bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong tư tưởng. Nhà tù dạy cho ông bài học làm người, dạy nghề để khi ra tù có thể mưu sinh. Ông cũng không quên người quản giáo của trại giam đã tận tình chỉ bảo những điều hay lẽ phải, cho ông điếu thuốc khi ra ngoài đi lao động hoặc con cá để cải thiện bữa ăn.

Nhưng thật sự sau mãn hạn tù, rời Trại giam Bình Điền, ông Nguyễn Văn Lợi cũng không biết mình sẽ làm lại cuộc đời như thế nào. Mặc cảm tội lỗi, suy nghĩ khi về lại địa phương bà con nhìn mình với con mắt khinh khi và chịu sự quản thúc của chính quyền làm ông cứ dằn vặt.

"Tôi nhủ lòng phải vượt qua những thử thách để làm lại cuộc đời. May mắn hơn, tôi được chính quyền và các anh trong lực lượng công an quan tâm giúp đỡ, giáo dục, định hướng tư tưởng, tuyên truyền kiến thức pháp luật… Những điều đó đã cho tôi thêm sức mạnh để từ bỏ quá khứ tội lỗi làm người tốt", người đàn ông sinh năm 1971 trải lòng.

Cảm hóa những người bất hảo

Trở về địa phương, điều đầu tiên ông Lợi nghĩ là phải có việc gì đó làm để kiếm đồng tiền lương thiện. Lúc đó TP.Đà Nẵng có "Quỹ hoàn lương" nên ông được giúp 3 triệu đồng và mượn thêm bạn bè mua chiếc xe máy chạy xe ôm.

Ông Lợi (phải) cùng tổ dân phố chuẩn bị lên đường tuần tra. Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP
Ông Lợi (phải) cùng tổ dân phố chuẩn bị lên đường tuần tra. Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Rong ruổi trên chiếc xe ôm khắp thành phố, chứng kiến không ít thanh thiếu niên hư hỏng chơi ma túy, trộm cắp, cướp giật, đánh nhau..., ông không thể bỏ qua. Nhiều vụ cướp giật, một mình ông truy bắt nóng đưa đối tượng về công an xử lý. Quan trọng hơn là "anh Sáu Đà Nẵng" đã quá hiểu tâm tính của đám trẻ hư hỏng này nên có chiêu để "dằn mặt" hoặc thuyết phục một số người từ bỏ bản tính hư hỏng, côn đồ. "Tôi lấy "tấm gương" ở tù của mình để cảm hóa những thanh niên hư hỏng, cướp giật, xì ke ma túy", ông Lợi thổ lộ.

Chính quyền địa phương nhận thấy ông Nguyễn Văn Lợi không chỉ biết chí thú làm ăn mà còn làm những việc có ích như vậy nên động viên ông tham gia Đội dân phòng cơ động của phường. Ông bày tỏ: "Được anh Nguyễn Văn Tiến, Trưởng công an phường, kêu lên gia nhập đội dân phòng, tôi rất vui. Tôi như được có cơ hội gột rửa những lỗi lầm".

Thiếu tá Thái Thị Bích Vân, Phó trưởng công an P.Hải Châu 2, Q.Hải Châu, cho biết: "Anh Lợi có hoàn cảnh khó khăn, vợ đi bán bánh mì, hiện anh làm nghề sửa hồ cá. Nhưng anh cũng dành thời gian tham gia bảo vệ dân phố và có nhiều thành tích phối hợp với lực lượng công an phường trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, phối hợp vận động công dân làm căn cước, tham gia chữa cháy… Chính quyền địa phương luôn quan tâm hỗ trợ anh Lợi về kinh tế cũng như giúp anh hòa nhập cộng đồng có ích cho gia đình và xã hội. Năm 2018, anh được công an quận hỗ trợ tiền sửa nhà".

Từ khi vô đội dân phòng, ban ngày ông Lợi chạy xe ôm, ban đêm tham gia tuần tra. Ông còn mưu sinh bằng nghề đan lồng học được trong trại giam, và truyền nghề này cho những thanh thiếu niên bụi đời, vô công rồi nghề.

Người đàn ông từng vào tù ra tội này suy nghĩ rằng những thanh thiếu niên hư hỏng là do họ còn trẻ, bồng bột và hiếu thắng. Vì thế vừa dạy nghề, ông vừa khuyên nhủ họ sống làm người lương thiện. "Cái uy tôi vẫn còn nên nói tụi nó nghe. Có được việc làm ra tiền, chúng nó vui, nhiều đứa rời xa thói hư tật xấu", ông Lợi kể. Bây giờ ông vừa chạy xe ôm, vừa làm và sửa hồ cá.

Sau thời gian phục thiện, đóng góp hữu hiệu cho công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương, từ một dân phòng, ông Nguyễn Văn Lợi được bầu làm Phó ban kiêm Đội trưởng dân phòng P.Hải Châu 2. Nói về ông Lợi, ông Trương Văn Bán, Trưởng ban bảo vệ dân phố thuộc P.Hải Châu 2, nhận xét: "Anh Lợi đã kề vai sát cánh với công an phường trong công tác bảo vệ an ninh trật tự. Ảnh nắm được điểm mạnh, điểm yếu của các đối tượng xấu, có dấu hiệu chi là ảnh biết liền".

Ông Lợi kể lại câu chuyện quá khứ lỗi lầm. Ảnh: QUANG VIÊN
Ông Lợi kể lại câu chuyện quá khứ lỗi lầm. Ảnh: QUANG VIÊN

Nhìn căn nhà trống trơn, tôi hỏi ông Lợi, đóng góp nhiều cho công tác xã hội vậy ông có được khen thưởng gì không? Ông Lợi cười hề hề nói: "Ôi chao giấy khen, bằng khen nhiều không nhớ hết. Tường nhà bị thấm ướt nên tôi đem cất vào kho hết rồi". Nói xong, ông leo lên gác xép khuân xuống mấy chồng giấy khen, trong đó có bằng khen của UBND TP.Đà Nẵng. "Tôi còn được phường cử đi báo cáo điển hình về thành tích đóng góp cho an ninh trật tự và công tác xã hội ngoài trung ương nữa đó", ông Lợi hào hứng.

Ngoài công việc góp phần bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương, ông Nguyễn Văn Lợi còn tích cực tham gia nhiều công tác thiện nguyện và công tác xã hội khác.

(còn tiếp)

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/phuc-thien-giang-ho-dai-ca-ra-tu-cam-hoa-tre-hu-18523092119151627.htm

Có thể bạn quan tâm

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 3: Đối đầu với quân đội Nhật ở An Khê

(GLO)- Trước khí thế sôi sục của Nhân dân từ nông thôn đến thành thị trên cả nước đang vùng lên như nước vỡ bờ, Tri huyện Tân An Phan Sĩ Sàng đã bỏ trốn; quân đội Nhật lặng lẽ rút khỏi An Khê. Đoàn Thanh niên Chấn Hưng cử anh Trần Thông cùng một số thanh niên cốt cán vào Đồn Bảo an gặp Đội Kiệt để giải thích hiện trạng đất nước, địa phương và đề nghị giải giáp vũ khí, giải tán lính Bảo an ở huyện lỵ.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Ư(GLO)- Đỗ Trạc thường đọc cho bạn bè ở vùng An Sơn nghe trong giai đoạn anh từ Huế trở về quê để chờ thời, chuẩn bị cho một hành trình mới trong đời, đó là những câu đầy trăn trở trước thời cuộc: “Nào ai tỉnh, nào ai say/Lòng ta ta biết, chí ta ta hay/Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ/Hà tất cùng sầu đối cỏ cây…” (Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác-người theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh). Một số thanh niên và trí thức nông thôn ở An Khê bấy giờ đang hoang mang, đứng ở ngã ba đường. Không khí chiến tranh khá ngột ngạt bao trùm khắp nơi, các tổ chức yêu nước bị giặc khủng bố, đàn áp.
Rước rể

Rước rể

Khi cô gái Êđê muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, bên nhà gái phải nhờ ông mai là em trai mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ am hiểu luật tục chuẩn bị sính lễ mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau thời gian 'gửi dâu' từ 2 đến 3 năm, nhà trai chấp thuận sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành rước rể.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

(GLO)- Trước khi qua đời, ông Đỗ Hằng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Bí thư Huyện ủy An Khê (tỉnh Gia Lai) đã gửi cho chúng tôi tập tài liệu về Anh hùng Đỗ Trạc-người có công khai sáng, mở đường đầu tiên cho phong trào cách mạng An Khê với di nguyện là: Hãy viết một tập ký về người anh hùng trong kháng chiến chống Pháp trên đất An Khê. Sau nhiều tháng nghiên cứu, chấp bút, đến nay, chúng tôi cơ bản đã hoàn thành tập truyện ký về cuộc đời người con của quê hương An Khê, xin trích đăng một phần giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo bước chân những người giữ rừng

Theo bước chân những người giữ rừng

Có những nỗi niềm rất riêng của mỗi người khi họ làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, khi cơn gió giao mùa đến rất gần và những hạt mưa nặng trĩu rơi xuống, họ vẫn ngày đêm túc trực để giữ rừng, đôi mắt cứ ngóng về phía xa xa, nơi đó có gia đình và một niềm tin không mỏi.
Ông Hoan '7 trên 1' và '7 trong 1'- Bài 1: Khởi xướng tái lập tỉnh

Ông Hoan '7 trên 1' và '7 trong 1'- Bài 1: Khởi xướng tái lập tỉnh

Gần 35 năm - một chặng đường không phải là ngắn. Mỗi địa phương khi nhìn lại hành trình ấy không thể không nhận thấy việc trở lại địa giới hành chính cũ đã khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn lên. Những đô thị tỉnh lỵ, huyện lỵ như lột xác từ “lọ lem” thành “công chúa”!
Đám tang của già làng

Đám tang của già làng

Con trâu không chịu bước đi, dù đám đông đã cố sức kéo căng dây buộc mũi lẫn dùng roi quất đen đét. Bí quá, người làng hò nhau trói trâu lại, treo chân lên hai thanh gỗ lớn rồi khiêng đến nơi làm lễ. Hôm nay, cả làng đâm trâu, làm nghi thức cúng lễ tang cho già làng Alăng Vàng, vị già làng khả kính của tổ Đào (thôn Pho, xã Sông Kôn, Đông Giang).
Mưu sinh dưới tán rừng

Mưu sinh dưới tán rừng

(GLO)- Từ việc đi hái lan rừng, bắt ốc núi đến lấy mật ong hay thu “lộc trời” dưới gốc xoay cổ thụ đã giúp nhiều người dân ở cao nguyên Gia Lai có thêm thu nhập. Cùng với đó, nghề giữ rừng còn giúp cho cuộc sống của họ bớt nhọc nhằn, trở thành “cứu cánh” trong việc cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.
Chuyện tình con nước nổi

Chuyện tình con nước nổi

Nhà có 5 anh em, thì đã có 3 người gặp được “nửa kia” của cuộc đời mình trong những chuyến theo cha đánh bắt cá đồng xa. Tổ ấm của họ đơn sơ trên những “ngôi nhà” là chiếc ghe bầu, rày đây mai đó mưu sinh theo con nước bạc. Con cái họ cũng sinh ra trên ghe. Thứ chạm mặt đầu tiên của những đứa trẻ từ lúc lọt lòng cũng là nước, là cái nắng cháy da, là ngọn gió bấc vùng châu thổ.
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 76 điểm khai thác mỏ khoáng sản nhưng chỉ có 32 mỏ lắp đặt trạm cân, camera giám sát. Tuy nhiên vấn đề giám sát, quản lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định về kết nối, đội ngũ cán bộ quản lý ít, nhiều điểm mỏ nằm ở nơi không có điện lưới...
Yêu thương xoa dịu đau thương…

Yêu thương xoa dịu đau thương…

Hơn một năm trước, những mầm xanh phút chốc mất cha mẹ do đại dịch COVID-19 từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về Đà Nẵng. Câu hỏi đặt ra lúc ấy, rằng các em sẽ sống và hòa nhập ra sao ở vùng đất mới, với những con người lạ lẫm khi vết thương còn buốt nhói?
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Hiện nhiều mỏ khoáng sản được cấp phép cho các tổ chức, cá nhân ở một số tỉnh khai thác nhưng chưa lắp đặt camera, trạm cân đúng theo quy định. Có mỏ dù có camera, trạm cân nhưng không truyền dữ liệu về cơ quan quản lý hoặc xe chở khoáng sản né camera, trạm cân…