Phú Thiện: "Dân vận khéo" để xây dựng đô thị văn minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Mưa dầm thấm lâu” là cách làm của cán bộ, công chức thị trấn Phú Thiện khi vận động người dân tộc thiểu số xóa bỏ hủ tục, hướng tới xây dựng đô thị văn minh.

Khu nhà mồ tại tổ dân phố 7 hình thành ngay từ khi lập làng. Tuy hủ tục chôn chung đã được xóa bỏ từ lâu, song nhà mồ nằm trong khu dân cư dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trước thực trạng đó, thực hiện Nghị quyết số 67-NQ/ĐU của Đảng ủy thị trấn Phú Thiện về xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, chính quyền địa phương tổ chức vận động, tuyên truyền bà con trong tổ dân phố đóng cửa nhà mả, thực hiện an táng người chết tại khu nghĩa địa chung đã được quy hoạch.

 Già làng Hiao Plin (bìa trái) tham dự lễ bỏ mả của dân làng. Ảnh: Vũ Chi
Già làng Hiao Plin (bìa trái) tham dự lễ bỏ mả của dân làng. Ảnh: Vũ Chi


Thay đổi nhận thức của người dân không phải chuyện một sớm một chiều, đặc biệt với những người lớn tuổi. Theo tập quán của bà con nơi đây, người sống phải cúng cơm cho người chết tròn 100 ngày. Khu nhà mồ gần nhà ở sẽ tiện cho việc đi lại, cúng bái. Thêm vào đó, bà con có tục kiêng không đưa người chết qua sông, qua suối. Vì vậy, nếu đưa ra khu nghĩa địa chung của huyện cách nơi ở gần 3 km sẽ phạm phải điều “cấm kỵ” này. Xác định “mưa dầm thấm lâu” là chìa khóa trong công tác dân vận, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Phú Thiện phối hợp với hệ thống chính trị tổ dân phố tuyên truyền, giải thích cho bà con về quy định chung; tranh thủ gặp gỡ từng dòng họ, phân tích về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ai chưa hiểu, chưa đồng tình nhất trí, cán bộ làm dân vận đến tận nhà kiên trì vận động cho kỳ được mới thôi.

Ông Đỗ Minh Huấn-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Phú Thiện kiêm Bí thư Chi bộ tổ dân phố 7-chia sẻ: Theo tập tục, người dân tộc thiểu số thường chôn người chết theo dòng họ thành một dãy trong khu nhà mồ. Vận động tất cả cùng một lúc sẽ khó nên phải làm công tác tư tưởng riêng với từng dòng họ, bắt đầu từ trưởng họ rồi tới các thành viên, tiến hành đóng cửa từng dãy rồi tiến tới đóng cửa toàn bộ khu nhà mồ. Trong mỗi cuộc họp, cán bộ phân tích để bà con hiểu những hệ lụy của việc chôn người chết trong khu dân cư, ngoài ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt khi người mất mắc các bệnh truyền nhiễm. Cuộc sống hiện đại, phương tiện đi lại thuận tiện nên khoảng cách 3 km không phải là quá xa trong việc cúng bái người đã khuất. Việc đưa người chết qua sông, qua suối cũng không ảnh hưởng gì bởi thực tế nhiều trường hợp đã chôn cất tại khu nghĩa địa chung của huyện. Xác định việc gì dễ làm trước, gia đình nào có người uy tín, gương mẫu tuyên truyền trước, dần dần bà con thay đổi nhận thức, thực hiện theo chủ trương chung để có cuộc sống văn minh, tiến bộ.

Trong khi đó, ông Rah Lan Teng-Trưởng dòng họ Rah Lan tại tổ 7-cho hay: Bao đời nay, bà con trong họ vẫn chôn cất người chết tại khu nhà mả của làng. Nay được cán bộ tuyên truyền, bà con hiểu được những ảnh hưởng trực tiếp của tục chôn chung đến sức khỏe của gia đình, bản thân, con cái, đặc biệt là những trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm như Covid-19 nên thống nhất đóng cửa khu nhà mả. “Mọi người đã làm lễ chia tay người chết. Tôi cũng đại diện dòng họ nhận phần đất do chính quyền địa phương bố trí tại khu nghĩa địa của huyện. Bà con ai cũng yên tâm”-ông Teng bộc bạch.

Là người có công lớn trong công tác này, già làng Hiao Plin phấn khởi cho biết: “Ngày 11 và 12-3 vừa qua, bà con tổ 7 đã làm lễ bỏ mả, cúng chia tay người đã khuất. Từ nay, khu nhà mả rộng hơn 3.000 m2 này chính thức đóng cửa. Điều này thể hiện quyết tâm lớn của bà con dân làng trong việc thay đổi tập quán lạc hậu trước đây để góp phần xây dựng thôn, làng văn minh, tiến bộ”.

Trao đổi với P.V, ông Kpă Quang-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thiện-đánh giá: Từ bỏ tập quán chôn chung là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong nhận thức của bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là những người làm công tác dân vận. Sau khi khu nhà mả tại tổ 7 đóng cửa, thị trấn vẫn còn 6 khu nhà mả nằm gần khu dân cư. Vì vậy, thời gian tới, mô hình dân vận khéo “đóng cửa nhà mả” tiếp tục được đẩy mạnh nhằm tạo diện mạo đô thị mới khang trang, góp phần đưa thị trấn Phú Thiện đạt chuẩn văn minh đô thị theo đúng nghị quyết đã đề ra.

 

NGUYÊN HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất