Phú Quốc chính thức trở thành đô thị loại I

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Trần Minh Khoa, Chủ tịch UBND TP.Phú Quốc (Kiên Giang), việc được công nhận đô thị loại I sẽ là cơ hội để Phú Quốc bứt phá, đẩy mạnh khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có.

Chiều 14.3, UBND TP.Phú Quốc tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Phú Quốc là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Tham dự buổi lễ có Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà (bìa phải) tại lễ công bố quyết định công nhận Phú Quốc là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà (bìa phải) tại lễ công bố quyết định công nhận Phú Quốc là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Theo ông Trần Minh Khoa, việc được công nhận đô thị loại I sẽ là cơ hội để Phú Quốc bứt phá, đẩy mạnh khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có, chung tay xây dựng Phú Quốc sớm trở thành trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia, quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

"Sự kiện hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Phú Quốc nói riêng và Kiên Giang nói chung; là cơ hội quý báu để tiếp tục quảng bá, giới thiệu Phú Quốc với du khách, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến trải nghiệm, thưởng thức cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa; cùng nhau hợp tác, đầu tư trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", tạo ra nhiều sản phẩm, công trình đặc sắc, những giá trị mới cho Phú Quốc, đặc biệt là giá trị về sự phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và giữ vững quốc phòng - an ninh", ông Khoa nói.

Phát biểu tại lễ công bố, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc Phú Quốc được công nhận là đô thị loại I không chỉ là niềm tự hào của riêng Phú Quốc và Kiên Giang, mà còn là niềm vui chung của cả nước khi chứng kiến một đô thị biển đảo đang vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế quan trọng, tiềm năng to lớn trên bản đồ phát triển du lịch của Việt Nam và thế giới.

Theo Phó thủ tướng, Phú Quốc hiện đứng trước thách thức không nhỏ, đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, hạ tầng điện, nước, giao thông, nước ngọt phục vụ phát triển thành phố đang là vấn đề đặt ra.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị bộ ngành Trung ương, lãnh đạo Kiên Giang và lãnh đạo Phú Quốc tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như: điều chỉnh quy hoạch, chú trọng phát triển không gian ra biển, khai thác lợi thế biển đảo, đảm bảo tỷ lệ che phủ xanh, độ che phủ rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn.

Phú Quốc cần phát triển hệ thống hạ tầng, đô thị xanh, thông minh, hiện đại, giao thông thông minh, cấp thoát nước thông minh, xử lý môi trường theo hệ thống tuần hoàn. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2030 Phú Quốc có trên 70% phương tiện giao thông thuận lợi thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo để phát triển thành phố.

"Phú Quốc cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển kinh tế biển với hệ sinh thái kinh tế du lịch, cảng biển và nuôi biển; trong đó du lịch là mũi nhọn, hướng tới du lịch xanh, bền vững, kết hợp hài hòa giữa khai thác và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển đảo. Đồng thời, cần đẩy mạnh hợp tác, kết nối các tour tuyến với khu vực, quốc tế; xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh dựa trên nền tảng số như trải nghiệm trước điểm đến đã được số hóa; đặt vé, khách sạn, thanh toán điện tử...", Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Theo Hoàng Trung (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn ra quân lập lại trật tự đô thị khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết

Phường Tây Sơn ra quân lập lại trật tự đô thị khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Từ ngày 8-4, UBND phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng chức năng gồm đại diện UBND phường, công chức địa chính-xây dựng, Công an phường và Tổ trật tự đô thị tổ chức ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.