Phụ nữ Gia Lai chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai đã kêu gọi cán bộ, hội viên và người dân địa phương chung tay ủng hộ phòng-chống dịch Covid-19 với phương châm ai có gì góp nấy.

Lời kêu gọi đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của hội viên, phụ nữ toàn tỉnh bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực. Các cấp hội vừa thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền hội viên, phụ nữ và người dân địa phương thực hiện tốt hơn nữa quy định phòng-chống dịch, vừa phối hợp cùng lực lượng bộ đội nấu các suất ăn tại các khu cách ly tập trung.

Trong 2 ngày 22 và 23-7, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Prông phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã Ia Piơr, Ia Phìn và thị trấn Chư Prông thăm, hỗ trợ nhu yếu phẩm các chốt kiểm dịch và khu cách ly tại huyện.
Trong 2 ngày 22 và 23-7, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Prông phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Piơr, Ia Phìn và thị trấn Chư Prông thăm, hỗ trợ nhu yếu phẩm các chốt kiểm dịch và khu cách ly tại huyện.


Với phương châm ai có gì góp nấy, có chị xung phong vào nấu ăn tại khu cách ly, có chị hàng ngày đi đến tận nhà thu gom nông sản hỗ trợ cho các lực lượng phòng-chống dịch, có chị ủng hộ tiền mặt… Những việc làm cụ thể của cán bộ, hội viên, phụ nữ Gia Lai đã và đang góp phần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng.

Bà Vũ Thị Bích Ngọc-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai-cho biết: “Hiện chưa thể thống kê cụ thể số tiền, nhu yếu phẩm mà hội viên, phụ nữ toàn tỉnh đã chung tay đóng góp cho cuộc chiến chống dịch lần này. Các hoạt động vẫn đang được các cấp hội triển khai với quyết tâm và sự đồng lòng cao nhất của toàn thể chị em”.

Để hỗ trợ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại địa bàn huyện Ia Pa, Hội Phụ nữ Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên đến thăm, tặng quà lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch của huyện.
Để hỗ trợ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại địa bàn huyện Ia Pa, Hội Phụ nữ Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên đến thăm, tặng quà lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch của huyện.
Tại huyện Đak Pơ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phân công 2 chị/ngày luân phiên nấu ăn tại các khu cách ly.
Tại huyện Đak Pơ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phân công 2 chị/ngày luân phiên nấu ăn tại các khu cách ly.
 Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ia Grai phối hợp với các ban, ngành tặng nhu yếu phẩm (gồm 200 kg gạo, 20 thùng mì tôm, 540 kg rau củ quả) do hội viên, phụ nữ xã Ia Sao đóng góp cho công dân cách ly và lực lượng đang làm nhiệm vụ phòng-chống dịch ở khu cách ly tại Trường Dân tộc Nội trú huyện Ia Grai.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ia Grai tặng nhu yếu phẩm (gồm 200 kg gạo, 20 thùng mì tôm, 540 kg rau củ quả) do hội viên, phụ nữ xã Ia Sao ủng hộ cho công dân cách ly và lực lượng đang làm nhiệm vụ phòng-chống dịch ở khu cách ly tại Trường Dân tộc Nội trú huyện.
 Đến nay, hội viên, phụ nữ trong tỉnh đã ủng hộ gần 20 tấn rau củ quả cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
Đến nay, hội viên, phụ nữ trong tỉnh đã ủng hộ gần 20 tấn rau củ quả cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.


HOÀNG NGỌC (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.