Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Gia Lai: Lan tỏa và tác động tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm 2020, toàn tỉnh Gia Lai có 82% số hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Kết quả này cho thấy, phong trào xây dựng gia đình văn hóa luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và người dân nhiệt tình hưởng ứng.
Chuyển biến từ cơ sở
Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: Đầu năm 2020, thành phố triển khai nội dung đăng ký danh hiệu “Gia đình văn hóa” ở các xã, phường. Trong năm, thành phố có 100% hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Kết quả bình xét có 51.178/52.588 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 97,3%.
Tại huyện Chư Prông, phong trào xây dựng gia đình văn hóa được lồng ghép với nội dung sinh hoạt tại khu dân cư, hoạt động của các hội, đoàn thể như: Hội Phụ nữ với phong trào “Xây dựng gia đình hạnh phúc”; Hội Cựu chiến binh với phong trào “Gia đình hội viên gương mẫu”... Ông Nguyễn Xuân Thường-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Prông-cho hay: “Năm 2020, toàn huyện có 100% hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Đến cuối năm có gần 70% hộ đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Nhiều gương điển hình trong xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực được tôn vinh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng”.
Là địa phương đạt nhiều kết quả trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ông Nguyễn Đình Tiến-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đức Cơ-chia sẻ: Năm 2020, huyện đã ban hành quyết định công nhận hơn 15.000 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt tỷ lệ 82%. Trong đó, 8.000 hộ đạt chuẩn văn hóa 3 năm liên tục. Ban chỉ đạo phong trào các xã, thị trấn đã tổ chức bình xét, tuyên dương và khen thưởng 2.032 hộ tiêu biểu.
Thành phố Pleiku tặng giấy khen cho các gia đình văn hóa tiêu biểu. Ảnh: Đinh Yến
Thành phố Pleiku tặng giấy khen cho các gia đình văn hóa tiêu biểu. Ảnh: Đinh Yến
Tạo hiệu ứng tích cực
Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Sung nhìn nhận: “Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã trở thành động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước. Các gia đình văn hóa đều là những hạt nhân tích cực trong các cuộc vận động, tiêu biểu trong phát triển kinh tế-xã hội. Phong trào là nhân tố tích cực trong việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội tại địa phương”.    
Theo bà Nguyễn Thái Thị Tường Vân-Phó Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã đi sâu vào đời sống của người dân và tạo được hiệu ứng tích cực. Dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đời sống kinh tế khó khăn, song tinh thần yêu thương, sẻ chia từ mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng đã lan tỏa sâu rộng với nhiều hành động đẹp. Thông qua hoạt động tuyên truyền đã vận động được các tầng lớp nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-nhấn mạnh: Để thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh nói riêng, năm 2021, ngành tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo, văn phòng thường trực ban chỉ đạo các cấp và ban vận động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.
Phát huy hơn nữa vai trò của các thành viên ban chỉ đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện phong trào. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, đa dạng hóa các hình thức tại cộng đồng dân cư, từng cá nhân trong gia đình. Đồng thời, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, thôn, làng, tổ dân phố văn hóa phải thực hiện nghiêm việc đăng ký, bình xét, công nhận danh hiệu gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.