Phòng ngừa dịch Covid-19 trong trường học tại Gia Lai: Cần giải pháp thật cụ thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai ban hành Công văn số 220 về việc chuẩn bị các điều kiện đón học sinh, sinh viên, học viên trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ học để phòng-chống dịch bệnh Covid-19, một số phụ huynh tỏ ra không yên tâm nếu như con họ trở lại trường học vào tuần tới trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở một số địa phương. Trên mạng xã hội Facebook, Zalo… không ít người đặt câu hỏi: Liệu môi trường học đường đã an toàn khi đón học sinh trở lại? Liệu trong số hàng chục ngàn học sinh toàn tỉnh không có em nào nhiễm Covid-19? Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trường lớp đã tiến hành triệt để chưa?...
Các cháu học sinh Trường Mầm non thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Pah) nghe cô giáo hướng dẫn các biện pháp vệ sinh cá nhân phòng bệnh. Ảnh: Như Ý
Các cháu học sinh Trường Mầm non thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Pah) nghe cô giáo hướng dẫn các biện pháp vệ sinh cá nhân phòng bệnh. Ảnh: Như Ý
Trả lời báo chí về những băn khoăn của dư luận xã hội trong công tác vệ sinh trường lớp, ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT-thông tin: Đến nay, tất cả 828 trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã làm vệ sinh trường học, làm vệ sinh phòng học, bàn ghế. Đặc biệt, hơn 60% cơ sở giáo dục đã được phun thuốc tiêu độc, khử trùng; trong đó, hầu hết các trường mầm non, cơ sở giáo dục ở các vùng đông dân cư đã phun thuốc tiêu độc, khử trùng. Cũng theo ông Định, tới giờ phút này, tỉnh ta về cơ bản đã đảm bảo 3 điều kiện mà Bộ Y tế đưa ra.
Về công tác tuyên truyền phòng-chống dịch bệnh Covid-19 trong học sinh, sinh viên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho hay: Thời gian qua, ngành GD-ĐT đã phối hợp với ngành Y tế phát hành tài liệu hướng dẫn, pa nô, áp phích tuyên truyền về dịch bệnh đến các cơ sở trường học. Bên cạnh đó, Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị trường học khi học sinh đi học lại thì sử dụng các tiết chào cờ, tiết ngoại khóa để hướng dẫn cho các em về cách thức phòng-chống lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.
Có thể thấy, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, ngành GD-ĐT đã phối hợp với các ngành liên quan triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 rất phù hợp với điều kiện thực tế. Như vậy, phụ huynh có thể phần nào yên tâm khi cho con em quay trở lại trường học. Tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh, nếu UBND tỉnh quyết định cho học sinh, sinh viên, học viên trở lại trường trong thời gian tới thì công tác phòng ngừa dịch bệnh trong trường học phải được đặc biệt quan tâm với những biện pháp cụ thể, thiết thực hơn.
Theo chúng tôi, trước khi học sinh đi học trở lại thì tất cả trường lớp phải được tiêu độc, khử trùng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ngoài ra, các điều kiện vệ sinh như: bồn rửa tay, xà phòng, nước sát khuẩn, khẩu trang… phải được trang bị đầy đủ.
Cùng với đảm bảo vệ sinh trường học, công tác tuyên truyền về tác hại cũng như phương pháp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 phải được các đơn vị trường học đặt lên hàng đầu. Theo đó, mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên cần được trang bị một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản về dịch bệnh để có biện pháp phòng tránh.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, công tác phòng-chống dịch bệnh ở các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học sẽ rất khó khăn. Bởi lẽ, nhận thức về dịch bệnh của trẻ em còn rất hạn chế. Do đó, các đơn vị trường học, cơ sở nuôi dạy trẻ cần tăng cường nhân lực trợ giúp các cháu trong việc phòng ngừa dịch bệnh Covid-19.
Không chỉ nhà trường, các bậc phụ huynh học sinh cũng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng-chống dịch bệnh nói chung và dịch Covid-19 nói riêng. Chính phụ huynh là người phát hiện các triệu chứng của bệnh Covid-19 ở con em mình và thông báo với nhà trường cũng như cơ quan y tế về tình hình bệnh tật để có biện pháp cách ly theo dõi, xử lý kịp thời. Vì vậy, trong thời gian đầu học sinh quay lại trường, giáo viên chủ nhiệm và bộ phận y tế nhà trường phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh và ngược lại.
Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin trích lời phát biểu của một phụ huynh học sinh: “Việc học rất quan trọng nhưng sức khỏe và tính mạng con người quan trọng hơn”. Vì vậy, ngay từ bây giờ, ngành GD-ĐT cần phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các biện pháp thật cụ thể nhằm phòng ngừa dịch Covid-19 trong môi trường học đường.
 DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...