Phố núi không lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng) thực sự hồi sinh trong những ngày đầu xuân Nhâm Dần 2022, sau thời gian dài ngưng trệ do dịch Covid-19.

Cơ quan chức năng thống kê, từ 29 tết đến sáng 6.2, Đà Lạt đón 120.000 lượt du khách, trong đó có 105.000 khách có đăng ký lưu trú. Nhiều du khách không đặt phòng trước nên khi đến Đà Lạt không tìm được phòng nghỉ, đành ngủ tạm trên xe. Có người dựng lều cắm trại bên hồ Xuân Hương, giữa trời giá lạnh…

Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là sự hào hiệp của người dân phố núi. Trước cảnh nhiều người dựng lều cắm trại bên hồ Xuân Hương, nhiều người dân phố núi viết trên Facebook mời du khách về nhà ở miễn phí. “Đêm Đà Lạt rất lạnh, dễ bệnh. Gia đình nào có phụ nữ mang thai hoặc con nhỏ hiện tại vẫn chưa có chỗ ở thì mình cho ở cùng gia đình mình nhé… Ở free (miễn phí - PV) không lấy bất cứ 1 xu nào…”, tài khoản Facebook Nguyễn Trà viết.

 

Du khách cắm lều ngủ bên hồ Xuân Hương. Ảnh: Lâm Viên
Du khách cắm lều ngủ bên hồ Xuân Hương. Ảnh: Lâm Viên


Anh Nguyễn Trà (công tác tại Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng) “viết là làm”. Anh gửi con nhỏ qua nhà ông bà ngoại, nhường phòng cho du khách. Đêm 4.2, anh Trà đón 4 nhóm khách gồm 13 người đến từ Đắk Lắk, Bình Dương, Vũng Tàu… Lúc 1 giờ ngày 5.2, anh vẫn nhận cuộc gọi xin giúp chỗ ở. Anh Trà còn liên hệ bạn bè cùng hỗ trợ được hơn 60 du khách có chỗ ở miễn phí. Chị Hải Ngọc (đường Ngô Quyền, P.6, Đà Lạt) sau khi đăng status trên Facebook, đêm 4.2 nhà chị đón 2 đoàn với 12 khách đến từ Cam Ranh (Khánh Hòa) và TP.HCM. Một lãnh đạo Công an TP.Đà Lạt khi thấy đoàn du khách 8 người không tìm được khách sạn đã mời về nhà. Vợ chồng ông kê nệm giữa phòng khách mời du khách ngủ tạm qua đêm…

Những du khách không tìm được chỗ trọ đã được gia chủ đón tiếp nhiệt tình và còn mời cả bánh tét… Nhiều du khách được cho ở tạm đã gửi một ít tiền điện nước nhưng đều được gia chủ từ chối.

Tấm lòng hào hiệp, hiếu khách của người dân phố núi thật cảm động, nồng ấm như xua đi cái lạnh của đất trời.

Theo LÂM VIÊN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.