Phía trước đầy hy vọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tết Nhâm Dần đến với những vui buồn lẫn lộn. Bởi tết yêu thương, tết đoàn viên nhưng cũng có chút ngại ngần vì không ai muốn nhỡ mang dịch bệnh về quê hương, gia đình mình cả.

Dù ai cũng muốn tình yêu thương của mình với quê hương, với gia đình được thể hiện bằng những ngày sum họp dù ngắn ngủi.

Song dẫu có lo lắng thế nào thì tết này chính là cơ hội để chữa lành vết thương hậu Covid. Chỉ có yêu thương mới có thể cùng nhau bỏ hết mọi rủi ro, khó khăn năm cũ, hướng đến một tương lai đầy hy vọng phía trước.

Cuộc sum họp ngày tết cũng là sự thôi thúc quan tâm chăm sóc gia đình khi mình có dịp về quê, chứ không phải về quê chỉ để tham gia các cuộc vui, lễ hội hay tụ tập, nhậu nhẹt, ca hát với nhau… vốn là những hoạt động bình thường vẫn diễn ra trong các dịp lễ tết, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay lại có thể gây nguy hiểm khi dịch bệnh vẫn rình rập quanh mình.

Gia đình ở quê càng mong con cái đi làm xa được trở về trong mấy ngày tết, chỉ “dám” mong những điều bất trắc, dịch bệnh đừng xảy ra với gia đình mình, với các đứa cháu nhỏ mà mình nuôi cho con cái đi làm ăn xa. Dẫu bây giờ chấp nhận sống an toàn, thích nghi với dịch cũng như tiêm phủ vắc xin đã làm phần đông bớt hoảng sợ hơn, song những nỗi lòng “rối như tơ vò” ấy là có thật. Phải thật hiểu, thật chia sẻ những cảm xúc ấy ở trong từng gia đình, xóm ấp. Nên về với gia đình mình là để yêu thương, để giúp ông bà cha mẹ mình những việc mà những đứa con xa không có cơ hội làm trong suốt năm qua. “Nhà cha mẹ ta sẽ về lợp lại”, câu thơ cảm động của nhà thơ Việt Phương từ hồi chiến tranh vẫn thời sự cập nhật ngay ở Tết Nhâm Dần này. Vì nó là tình yêu thương của những đứa con, mà yêu thương thì xuyên suốt thời gian, tỏa rộng khắp không gian. Có được cái tết đoàn tụ gia đình, ấm áp trong từng bữa cơm là niềm hạnh phúc trong thời điểm chưa thể yên ổn này. Sửa lại mái nhà, nấu một bữa cơm, ngồi nghe cha mẹ già kể chuyện… đó chính là cái tết yêu thương mang về quê nhà.

Mong sao tất cả cơ quan công quyền, những tổ chức, những lãnh đạo ở các địa phương có người lao động từ xa về ăn tết phải hết sức chăm sóc những người dân của mình, dù ở địa phương hay đang làm ăn xa. Hẳn nhiên chính quyền phải giữ gìn hết sức cẩn thận không để dịch bệnh lây lan, nhưng lại phải lan tỏa trách nhiệm với nhân dân, và đặc biệt nhất, lan tỏa tình yêu thương và thông cảm thật sự với nhân dân mình. Cả một năm khốn khổ vì dịch bệnh đã trôi qua, nhưng những đau thương, đau khổ, chấn thương và hậu chấn thương vì dịch bệnh thì còn lại, những chấn thương tâm lý càng khó chữa lành, nếu chúng ta thông cảm được những điều đó, thì cả ý thức đề phòng dịch bệnh và tình yêu thương nhân dân sẽ có cơ hội đồng hành cùng nhau trong dịp Tết Nhâm Dần này.

Tết yêu thương, mỗi người đều mong được yêu thương, từ người già tới trẻ nhỏ, từ người ở quê tới người xa quê, dù có về được hay không về được để đón tết tại quê nhà mình.

Theo THANH THẢO (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam