Phật giáo với sứ mệnh kiến tạo hòa bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Chúng ta cùng tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật, suy ngẫm về chân lý hòa bình, tinh thần khoan dung, lòng từ bi, phát huy chân lý đó vào cuộc sống, giải quyết xung đột, để góp phần giúp các quốc gia, dân tộc phát triển”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu như vậy tại lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019. Thủ tướng cũng cho rằng, Vesak là dịp để mỗi người cùng tĩnh tâm chiêm nghiệm lời Phật dạy, cùng nhau tìm ra giải pháp ngăn ngừa chiến tranh, kiến tạo thế giới hòa bình.
Chiến tranh được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng hiểu một cách đơn giản là đánh nhau, là việc kẻ mạnh dùng bạo lực để khuất phục kẻ yếu, gây ra bao khổ đau, chết chóc và bất hạnh cho người vô tội. Đó là điều mà những người yêu cuộc sống yên bình không bao giờ mong muốn. Lịch sử nhân loại đã ghi nhận nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt mà không ít quốc gia đã trải qua. Ngăn ngừa chiến tranh để nhân loại được sống hòa bình đâu chỉ là việc của những nhà tư tưởng, những lãnh tụ quốc tế mà còn là của tất cả các tổ chức xã hội, tôn giáo và những người yêu chuộng hòa bình.
Chiến tranh, cướp đoạt khởi nguồn từ tâm lý bất an của kẻ gây chiến. Từ đó gây ra sự bất an cho người bị xâm lược, bị cướp đoạt. Để giải quyết tận gốc, từ hơn 2 ngàn năm trước, một trong những vấn đề cốt lõi mà Đức Phật để lại cho hậu thế là những lời khuyên con người xóa bỏ vô minh, nỗ lực tu học để nâng cao nhận thức và thực hành từ bi, trân trọng con người, thương yêu chúng sinh, thực hiện cuộc sống bất bạo động để ngăn ngừa chiến tranh, kiến tạo hòa bình. Thế giới Phật giáo hướng tới là thế giới của sự đoàn kết, hòa bình, phát triển bằng nỗ lực lao động của mỗi người trong sự tự giác và khả năng của họ để góp phần xây dựng, phát triển một xã hội an lạc cho mọi người.
Đó chính là lý do vì sao Liên hợp quốc công nhận ngày Tam hợp của Đức Phật (ngày sinh, ngày thành đạo, ngày nhập Niết bàn vào ngày trăng tròn tháng 5, tương đương ngày Rằm tháng 4 Âm lịch-Vesak) là ngày hội văn hóa tôn giáo của thế giới. Đó là sự vinh danh Đức Phật, khẳng định tư tưởng giáo lý của Đức Phật phù hợp với đường lối của Liên hợp quốc, phù hợp xu hướng phát triển của nhân loại tiến bộ, chung tay xây dựng thế giới hòa bình-hữu nghị-cùng phát triển.
Nhân loại hiện vẫn hàng ngày, hàng giờ đối mặt với những cuộc xung đột lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo. Nhiều dân tộc vẫn tiếp tục hứng chịu những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra. Lòng tham và sự ham muốn của một bộ phận những người sân hận là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, gieo rắc hậu quả tang thương khôn lường cho người vô tội. Trước bối cảnh ấy, thế giới có nhiều cách tác động để ngăn ngừa, giải quyết xung đột, chiến tranh. Một trong những giải pháp đó là đề cao tư tưởng hòa bình, hữu nghị của đạo Phật, giáo dục và hướng con người hành động vì sự bình yên, hạnh phúc của đồng loại, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu chung cho xã hội văn minh. Chỉ có xây dựng thế giới hòa bình an lạc mới mong con người hết sân hận, tham lam. Cội nguồn của chiến tranh cũng không còn đất để phát tác.
Tiếp tục truyền thống nhập thế, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, sau 2 lần đăng cai tổ chức vào năm 2008 và 2014, năm nay, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.
Một lần nữa, cái tên Việt Nam được tỏa sáng, được đón nhận trân trọng từ những người yêu chuộng hòa bình. Vesak 2019 đã truyền đi thông điệp hướng con người đến suy nghĩ, việc làm thân thiện, thương yêu, trân trọng giá trị tốt đẹp của đạo đức. Cách tiếp cận của Phật giáo trong việc lãnh đạo toàn cầu đồng nghĩa với việc mọi phật tử trên khắp thế giới cùng hành động vì hòa bình. Một khi cùng hành động, cùng chia sẻ tức là chúng ta đang phát triển một cách bền vững. Phật giáo không chỉ đưa con người đến với sự tĩnh tại, an nhiên ngay trong lòng mình mà còn có thể lan tỏa, giúp người khác tìm thấy sự an nhiên. Khi một quốc gia chia sẻ giáo lý của Phật giáo thì loài người sẽ mạnh mẽ hơn và hòa bình sẽ được gìn giữ tốt hơn.
 NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.