Phạt… đọc sách - rất hay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thay vì viết kiểm điểm, chép phạt hay lao động công ích như bao trường khác, thì mới đây, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP.HCM) khi vi phạm nội quy sẽ bị phạt một cách rất hay: "phạt" đọc sách.

Phương pháp “phạt” trên được bắt đầu triển khai từ tháng 4.2023. Khi bị “phạt”, học sinh sẽ được yêu cầu lên thư viện, tìm một cuốn sách để đọc, sau đó viết lại cảm nhận của mình.

Những cuốn sách được nhà trường chọn khi học sinh bị “phạt” như: Hạt giống tâm hồn; Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ; Người con hiếu thảo…

Tại sao từ “phạt” này lại để trong dấu ngoặc kép? Đơn giản là vì ai cũng hiểu, từ “phạt” này nó không như ý nghĩa thông thường, mà nó đang mang một giá trị rất lớn.

Chỉ cần nghe qua thôi, là ai cũng thấy thích thú với hình phạt này, vì nó mang giá trị nhân văn và giá trị giáo dục.

Bất cứ hình thức xử phạt nào được áp dụng trong nhà trường thì mục đích chính cũng là giáo dục học sinh. Vì vậy, hình “phạt” này sẽ khuyến khích và phát triển văn hoá đọc trong trường học, từ đó giúp các em học sinh biết cảm thụ những điều tốt đẹp từ những cuốn sách mang lại.

Giáo dục có nghĩa là phải làm những điều xấu trở nên tốt hơn, có nghĩa là khi học sinh vi phạm, bị phạt thì làm sao để các em nhận ra sai lầm của mình và không còn tái phạm.

Thực tế cho thấy, mặc dù bị “phạt”, nhưng các em rất thích thú với hình “phạt” này. Và cũng qua bị “phạt”, các em được trưởng thành hơn thông qua nền tảng nhận thức cùng tri thức.

Đối với giáo dục, cái gì tốt hơn cho học sinh thì hãy nên vận dụng và áp dụng, và hình “phạt” này là một cách như thế. Từ những sai phạm các em mắc phải trong quá trình học tập tại nhà trường, có thể dạy cho các em những điều tích cực hơn.

Trong bối cảnh “bạo lực học đường” đang gây nhức nhối, thì những biện pháp như Trường THPT Bùi Thị Xuân áp dụng sẽ mang lại tính hiệu quả sâu sắc. Những vi phạm sẽ được đẩy lùi bằng tình yêu thương, tình yêu cuộc sống, kỹ năng điều chỉnh hành vi. Tất cả bắt đầu từ việc đọc sách qua những hình “phạt” mang tính nhân văn và giáo dục như thế.

Không ai muốn phạm lỗi, muốn bị kỷ luật cả; và có ham đọc sách đến đâu đi nữa, cũng không học sinh nào muốn vi phạm để được… đọc sách. Cái cần là cho các em có được tư duy, khơi dậy niềm vui đọc sách, chịu khó đọc sách. Kỷ luật không phải là trừng phạt, mà là cơ hội để giáo dục các em được tốt hơn.

Cũng trong bối cảnh áp lực thành tích như hiện nay, việc học thêm chiếm hết thời gian các em học sinh nên việc đọc sách đôi khi thành thứ yếu. Vậy nên hình thức “phạt” này là phương pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc cho học sinh.

Và cũng nên chăng, không chỉ việc “phạt” đọc sách, mà còn phải khen thưởng đọc sách, tặng sách khi các em làm được nhiều việc tốt.

Đọc sách không chỉ là phạt, mà còn là thưởng.

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.