Phản ứng tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại tọa đàm "Doanh nghiệp (DN) nói không với vu khống trục lợi trên mạng xã hội" (mới diễn ra ngày 14-12 tại Báo Người Lao Động), một chuyên gia công nghệ chia sẻ rất tâm đắc với chủ đề này, tuy nhiên không chỉ "nói không" mà DN cần làm gì với tệ nạn vu khống trục lợi trên mạng xã hội (MXH)?
Ông Võ Đỗ Thắng, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong xử lý khủng hoảng truyền thông mạng, góp ý: "DN nói không và im lặng là chết khi nào không biết. DN phải thực hiện cảnh báo và kiểm soát rủi ro từ xa trên MXH". Thực tế, không phải chỉ có DN mới là nạn nhân của vấn nạn vu khống, nói xấu trên mạng. Đó là nỗi khổ tâm và nguy cơ của bất cứ ai. Và đó cũng là một vấn nạn toàn cầu. Vu khống trên mạng xã hội không chỉ làm xấu môi trường mạng mà còn gây những thiệt hại không nhỏ cho nạn nhân.
Chính đặc thù nặc danh, tức thời và lan tỏa rộng của MXH khiến cho các tác hại của tệ nạn vu khống càng thêm nghiêm trọng. Lại càng nguy hiểm hơn nữa với đặc thù của người dùng mạng thích những vụ việc giật gân, công kích ai đó - nhất là những đối tượng nổi tiếng.
Có thể nói rằng, nếu trên báo in, việc bị thông tin sai trái gây hại 1 thì trên MXH có tác hại gấp 10 lần. Và khi được cải chính, xin lỗi thì "tin xấu" đã lan truyền khá rộng và nạn nhân luôn trong tình huống bất lợi "được vạ thì má đã sưng".
Suy cho cùng, sống trong kỷ nguyên của MXH thống lĩnh truyền thông, phải chấp nhận chung sống với nó - cả tốt lẫn xấu. Và để sinh tồn, người ta phải biết tự bảo vệ mình. Theo các chuyên gia, đối phó với vấn nạn vu khống trên MXH luôn phải phòng ngừa và xử lý vụ việc. Nói chuyện phòng ngừa bị vu khống trên mạng thật ra chỉ có ý nghĩa là tự giữ mình đừng làm điều gì khuất tất, xấu xí để có ngày "cây kim lòi ra trong bọc". Quan trọng nhất vẫn là khả năng xử lý khủng hoảng khi bị vu khống. Cái này thì cần phải có những người giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Xưa nay đã có quá nhiều bài học đau xót do xử lý khủng hoảng truyền thông quá kém, thay vì dập được lửa lại làm cho lửa bùng lan mạnh hơn. Điều đáng cảnh báo là tình trạng xem nhẹ việc xử lý khủng hoảng truyền thông hiện rất phổ biến. Lẽ ra với các DN, đặc biệt là DN càng lớn thì việc xử lý khủng hoảng truyền thông cần phải có một vị trí quan trọng trong quy trình hoạt động. Thường thì việc đầu tư cho ê-kíp xử lý khủng hoảng truyền thông cũng giống như mua bảo hiểm, không ai muốn phải xài tới nhưng lúc nào cũng phải sẵn có để an tâm và giảm bớt thiệt hại khi có chuyện.
Hành vi vu khống trục lợi trên MXH thật ra nó có thể bị chế ngự bởi luật pháp hiện hành, như DN không bao giờ dùng chiêu trò cạnh tranh bẩn vu khống đối thủ trên MXH để có thể bị pháp luật trừng phạt, đồng thời cũng cần hợp tác với các cơ quan pháp luật để xử lý những kẻ có hành vi xấu với mình trên MXH. 
Theo Phạm Hồng Phước (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.