Phá rừng từ cưa xăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với tính năng gọn nhẹ, dễ sử dụng và có tốc độ cắt hạ, bổ gỗ cực nhanh nên “lâm tặc”thường sử dụng cưa xăng làm công cụ khai thác gỗ lậu, còn người dân thì dùng cưa xăng phá rừng làm rẫy, cưa xăng đang trở thành mối hiểm họa khó lường. Mặc dù ngành chức năng của huyện Kbang đã vào cuộc, song chưa có biện pháp quản lý cưa xăng hiệu quả, nên rừng vẫn bị tàn phá.
 

Ảnh: Như Hướng
Ảnh: Như Hướng

Gần 5 ha rừng cạnh làng tái định cư Kon Von 1, xã Đak Rong đã bị người dân “khai tử” để làm rẫy. Rất nhiều cây gỗ có đường kính từ 0,3 mét trở lên bị người dân dùng cưa xăng cắt hạ nằm ngổn ngang. Diện tích này chặt phá thủ công chí ít cũng mất vài ba tháng với số lượng đông người.  Tương tự tại làng Kon Lốk hay làng tái định cư Kon Lanh Te cũng vậy-nhiều khu rừng bị cắt hạ. ông Đinh Bo-Trưởng thôn làng Kon Lanh Te, cho biết: Làng có hơn 15 máy cưa xăng. Bà con mua loại 2 đến 3 triệu đồng một cái. Mua cưa xăng để phát rẫy, làm kinh tế, cắt chặt nhanh và nhiều.

Trong 9 tháng qua, xã Đak Rong có trên 12 ha rừng bị phá làm rẫy, đa số là rừng có nhiều cây gỗ to. Ông Đinh Nao-Chủ tịch UBND xã Đak Rong, cho biết: Làng nào cũng có cưa xăng, chỉ cần 10 đến 20 phút là cắt xong một thân gỗ. Đi phát rẫy chỉ cần 10 phút là hạ đổ 10 cây, 20 cây. Không thể quản lý được, vì mỗi ngày người ta chỉ “làm” 5 phút, 10 phút thôi.

Còn tại xã Krong, cũng đã phát hiện 29 vụ lấn rừng làm rẫy, 5 vụ khai thác rừng trái phép, tịch thu 4 cưa xăng. Để lấn rừng, bà con dùng cưa xăng cắt một phần gốc cây sao cho khi có gió to sẽ xô cây ngã đổ và một thời gian sẽ thành rẫy.
Krong và Đak Rong là những địa bàn nóng về khai thác gỗ trái phép. Nguy hại nhất là lâm tặc dùng cưa xăng phá cả rừng đặc dụng. Những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi đang được bảo vệ bị lâm tặc tìm cách “xẻ thịt”.

Chẳng hạn như: Vụ khai thác gỗ trái phép tại khoảnh 1 tiểu khu 109, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, thuộc địa bàn thôn 5, xã Krong, lâm tặc cưa hạ một cây gỗ hương đường kính 2 mét, khối lượng gần 52 mét khối và một cây khác có đường kính tương tự cũng bị cắt gần đổ; vụ lâm tặc đã dùng cưa xăng bổ tới 61 hộp gỗ hương, trên 26 mét khối ở khoảnh 6, tiểu khu 30 và 12 cây gỗ hương khác, đường kính từ 0,5 mét đến 1 mét, khối lượng gỗ tròn là hơn 61 mét khối ở khoảnh 3 và 4, tiểu khu 83 địa bàn xã Đak Rong, thuộc lâm phần Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Krông Pa quản lý; vụ cây gỗ sao cát đường kính gần 2 mét, cao hơn 15 mét, khối lượng khoảng 30 mét khối (ở xã Kon Pne), lâm tặc dùng cưa xăng nối lam “bổ” hàng chục bộ ngựa…

Anh Hải-một công nhân chuyên khai thác gỗ cho biết: Những cây gỗ to như vậy chỉ có cưa xăng mới hạ được mà thôi. Mà lâm tặc sử dụng không dưới chục máy cưa và những tay cưa này rất “nghề”.

Còn nói về thủ đoạn sử dụng cưa xăng của lâm tặc, ông Nguyễn Đức Giáo-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Krông Pa cho hay: Cưa xăng của “lâm tặc” hầu hết ở ngoài địa bàn thâm nhập vào và lợi dụng lúc anh em không đi kiểm tra là ra tay. Để không bị theo dõi, lâm tặc giảm thanh bằng cách dùng cái chùi nồi bằng thép cuộn lại nhét vào ống bô, phạm vi khoảng 100 mét là không nghe tiếng. Thứ 2 là chúng dùng ống giảm thanh. Bây giờ chúng dùng cưa xăng rất ồ ạt, tổ chức thành dây chuyền người vận chuyển, người xẻ, người cắt từng đoạn nên chỉ trong thời gian rất ngắn thì đã chuyển gỗ đi hết rồi.

Theo thống kê 9 tháng năm 2013, lực lượng chức năng huyện Kbang đã phát hiện 73 vụ vi phạm các quy định về khai thác, quản lý, bảo vệ rừng, tăng 11 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 14 vụ khai thác rừng trái phép, 4 vụ phát rừng làm rẫy trái phép, tang vật ngoài gỗ, ô tô, xe máy, có 6 cưa xăng bị thu giữ. Nếu tính cả các công ty lâm nghiệp, chính quyền các xã thu giữ thì số cưa xăng phải trên vài chục chiếc.

Để quản lý cưa xăng, Hạt Kiểm lâm huyện Kbang đang chỉ đạo kiểm lâm viên địa bàn phối hợp với các xã, thị trấn, cơ quan chức năng và các chủ rừng tiến hành kiểm tra, rà soát, thống kê cưa xăng ở  hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chế biến lâm sản. Tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác kê khai cưa xăng, ký cam kết không sử dụng cưa xăng vào mục đích khai thác gỗ trái phép. Đưa việc quản lý, sử dụng cưa xăng vào quy ước bảo vệ rừng của từng thôn, làng.

Hy vọng với sự quyết tâm của cơ quan chức năng, những cây hương, lim, sao, dổi và nhiều loại gỗ quý khác được bảo vệ.

Như Hướng

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.