Ông Mai Năm hào hiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Doanh nhân Mai Năm thành đạt trên thương trường, cũng từng là một nông dân cầm súng bảo vệ quê hương.
Sinh ra tại thôn An Lạc, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, năm 16 tuổi, Mai Năm đã cầm súng đánh giặc.
Giỏi đánh giặc lẫn làm kinh tế
Dựa vào địa thế thuận lợi bên bờ sông Ly Ly, cán bộ du kích Duy Thành (ngày ấy gọi là Xuyên Tân) đã bám trụ chiến đấu với Mỹ - ngụy. Năm 1969, Mai Năm bị giặc bắt, rồi đày qua nhiều nhà lao, sau đó đưa ra trại tù binh Phú Quốc. "Địa ngục trần gian" ấy đã đào luyện ông thêm kiên cường.
"Trong tù, tôi luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, tôi cũng như các tù binh khác, đều xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, dù địch tra tấn đến mấy cũng không khuất phục" - ông kể.
Tổ chức Đảng bí mật trong nhà lao cũng giữ vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo những người tù cách mạng, giúp họ vững vàng về tư tưởng và tích cực đấu tranh chống đàn áp, đòi bọn cai ngục cải thiện điều kiện sống.
Có lần, Mai Năm được chọn vào đội cảm tử mổ ruột để đấu tranh nhưng chưa đến lượt ông thì bọn địch đã phải nhượng bộ. Năm 1973, được trao trả, ông về lại tỉnh Quảng Nam chiến đấu.
Sau khi đất nước hòa bình, ông được phái về Trạm Kiểm soát Biên phòng Duy Nghĩa, đóng cạnh bờ Nam Cửa Đại. Trong một lần đuổi bắt thuyền vượt biên, để sửa máy thuyền bị hỏng, ông bị tai nạn phỏng cả đôi mắt, phải ra Hà Nội chạy chữa 3 tháng mới cứu được một mắt. Thị lực giảm sút, ông Mai Năm phải rời ngành công an vũ trang, chuyển về huyện Duy Xuyên làm ở Phòng Công nghiệp.
Chính trong thời gian này, ông đã làm chuyện "động trời": Lên khu kỹ nghệ An Hòa (thuộc khu vực quốc phòng quản lý) tháo dỡ các đường ống phế thải về giúp ông Lưu Ban xây Nhà máy Thủy điện Duy Sơn 2. Ông Lưu Ban trở thành Anh hùng Lao động nổi tiếng cả nước nhưng ít ai biết ông Mai Năm đã làm cái "chuyện liều mạng" ấy để ánh điện về soi sáng cả xã Duy Sơn. Từ đó, ông bắt đầu gắn với ngành điện, tham gia xây dựng mạng lưới điện ở nông thôn Duy Xuyên.
Năm 1985, ông Mai Năm xin nghỉ hưu, được người bạn tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng giúp đỡ, ông nhận đúc trụ, thi công nhiều công trình điện nông thôn ở Quảng Nam. Vợ chồng ông trở thành nhà thầu xây dựng, từng bước gầy dựng cơ nghiệp. Doanh nghiệp của ông trở thành chi nhánh của Công ty CP Đầu tư phát triển công nghiệp và vận tải (Tradico) tại TP Đà Nẵng - một công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng số 6 có trụ sở tại TP HCM. Ông nhận xây dựng nhiều trụ sở ở các tỉnh phía Nam như TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Nhiều công trình tầm cỡ ở miền Trung như hầm đường bộ Hải Vân, nâng cấp sân bay Phú Bài đều có tên tuổi của công ty ông. Năm 2004, tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, Công ty Mai Tiến Thành chính thức ra đời. Công việc làm ăn ngày thêm phát đạt, quy mô công ty mở rộng. Cách đây không lâu, ông còn mua 40% cổ phần của Công ty Đầu tư Phát triển Kỳ Hà - Chu Lai, mở rộng thêm hoạt động.
 
Doanh nhân Mai Năm trong một chuyến về nguồn
Doanh nhân Mai Năm trong một chuyến về nguồn
 
Gia đình ông Mai Năm đồng lòng trong việc làm công tác xã hội giúp quê nhà
Gia đình ông Mai Năm đồng lòng trong việc làm công tác xã hội giúp quê nhà
Trả nghĩa cho quê hương
Ông Mai Năm tâm sự chính những năm tháng chiến tranh, tù đày sống sót được là nhờ sự đùm bọc hết lòng của nhân dân và tình đồng chí sắt son. Vậy nên bây giờ, làm ăn khấm khá, ông phải trả nghĩa cho quê hương.
Cách hành hiệp của ông là xây dựng đường giao thông, xây nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, đồng đội, hỗ trợ trang thiết bị cho trường học…
Đầu tiên phải kể đến việc ông hỗ trợ làm con đường bê-tông dài 700 m, rộng 3 m từ chân cầu Pa ra Duy Thành dẫn về ngã ba ông Long (thôn An Lạc, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên). Năm 2004, khi cầu này được đưa vào sử dụng, ông Mai Năm và vợ là bà Bùi Thị Hiếu tự nguyện đóng góp 4 cây vàng.
Kỷ lục về làm đường giao thông phục vụ người dân An Lạc của ông Mai Năm phải kể đến tuyến đường từ ngã ba ông Long. Trước đây, đường này bằng đất, gập ghềnh khiến việc vận chuyển, tiêu thụ nông sản của người dân gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, khi trời mưa, đường ngập bùn lầy, học sinh tới lớp học thì quần áo lấm lem bùn đất. Trước thực trạng này, ông Mai Năm đề nghị chính quyền địa phương cho phép đổ bê-tông toàn bộ tuyến đường dài 750 m, rộng 3,5 m, kinh phí do gia đình ông bỏ ra hơn 600 triệu đồng.
Bà Huỳnh Thị Lựu (ngụ thôn An Lạc, xã Duy Thành) nói: "Ngày trước, đường khó đi lắm! May được ông Mai Năm hỗ trợ đổ bê-tông mà người dân vận chuyển nông sản dễ dàng. Chúng tôi rất biết ơn gia đình ông ấy".
Sau những năm tháng vào sinh ra tử, vết thương chiến tranh vẫn hằn sâu trong cơ thể, lại thêm tuổi già bệnh tật nhưng ông Mai Năm vẫn hăng hái làm việc thiện. Gia đình ông đã hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa nhà sinh hoạt văn hóa thôn An Lạc; tài trợ một số cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh, những năm qua, ông Mai Năm thường xuyên tặng quà cho các hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, khuyết tật…
Ông Võ Tấn Âu, Bí thư Chi bộ thôn An Lạc, xã Duy Thành, cho biết: "Hằng năm, dịp Tết nguyên đán, gia đình ông Mai Năm đều hỗ trợ từ 50-70 suất quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn. Đây là tấm gương sáng cho mọi người noi theo".
Tấm lòng hào hiệp của ông Mai Năm và gia đình còn được thể hiện rõ trong việc hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho đồng đội và các gia đình có công với cách mạng đang gặp khó khăn. Bà Bùi Thị Hiếu cho biết việc này gia đình bà đã làm nhiều năm nay, thông qua danh sách do chính quyền các xã lựa chọn, mức hỗ trợ mỗi nhà là 50 triệu đồng. Riêng trong hai năm 2019, 2020 là 12 nhà. Trong đó, nhà bà Nguyễn Thị Hỷ, một cựu thanh niên xung phong sống ở thôn An Lạc, được vợ chồng ông Mai Năm giúp 100 triệu đồng. Con đường vào Nghĩa trang Liệt sĩ xã Duy Thành cũng chính do ông Năm xây tặng.
Những năm qua, địa bàn hoạt động chính của Công ty Mai Tiến Thành là xã Duy Nghĩa, xã Bình Dương (huyện Thăng Bình). Trong chiến tranh, đây là những vùng đất kiên cường, nhân dân quyết tâm bám đất, giữ làng, đi theo cách mạng đến cùng. Riêng tại xã Duy Nghĩa, từ năm 1969-1971, địch đã nhiều lần dồn dân vào các hầm trú ẩn rồi sát hại. Trong một lần giải phóng mặt bằng để xây dựng khu dân cư, công ty ông Năm phát hiện một hố chôn tập thể như vậy nên xây dựng một nhà bia tưởng niệm nạn nhân các vụ thảm sát. Ý tưởng của ông được chính quyền xã Duy Nghĩa và huyện Duy Xuyên chấp thuận. Đài tưởng niệm được đặt tại thôn Thành Triều, xã Duy Nghĩa, kinh phí xây dựng 860 triệu đồng do gia đình ông Mai Năm tài trợ.
"Trong những năm tháng chiến tranh, tôi đã chứng kiến nhiều vụ địch thảm sát người dân vô tội ở vùng Đông Duy Xuyên. Vì vậy, tôi thường có suy nghĩ là phải làm việc gì đó để hương khói cho người đã khuất và để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn cái giá của độc lập, tự do" - ông Mai Năm chia sẻ. 
Ông Lê Trung Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Duy Thành, nhận xét: “Những năm qua, ông Mai Năm đã giúp đỡ địa phương rất nhiều. Vụ hè thu vừa rồi, ông đem máy bơm về cứu hạn cho hơn 100 ha lúa. Ông luôn thể hiện cái tâm của người cộng sản chân chính”.
Bài và ảnh: Duy Hiển - Phi Thành (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null