'Ông hội đồng' Hồ Ê Nót

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tấm lòng và những việc làm của Hồ Ê Nót, đại biểu HĐND xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị luôn vì quyền lợi của dân bản chẳng khác gì câu chuyện cổ tích giữa đại ngàn Trường Sơn.

TỪNG ĐI CẢI TẠO

Ngôi nhà sàn của Hồ Ê Nót ở thôn Cu Pua vững chãi bên mép sông Đakrông. Lúc tôi đến, anh vừa đi họp về. “Ông hội đồng” người dân tộc Vân Kiều sinh 1974 này dáng người nhỏ song ánh mắt cương nghị, tác phong nhanh nhẹn. Anh bảo: “HĐND xã vừa họp bàn về dự án khai thác mỏ đá. Phấn khởi lắm! Dự án sẽ tạo kế sinh nhai, công ăn việc làm cho người dân”.

Vợ chồng ông Hồ Chốp sinh được 6 người con, Ê Nót là con cả. Ông Chốp kể, thời bấy giờ, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm nhưng Nót vẫn được đến trường trong ánh mắt thèm muốn của đám trẻ bản. Do bản tính phá phách, đến lớp 6 thì Nót bỏ học “đi bụi”. Những tệ nạn xã hội dần len lỏi, thấm dần lên vùng cao đã biến Nót trở thành một kẻ lì lợm, nghiện rượu, thuốc lá, cờ bạc, trộm cắp, đâm thuê chém mướn... Một tuần kiểu gì cũng phải lên Công an “uống trà” vài lần, rồi đi cải tạo, lao động công ích mà vẫn chứng nào tật ấy.

Công của Hồ Ê Nót (người chỉ tay) đối với đồng bào Vùng Kho rất lớn

Công của Hồ Ê Nót (người chỉ tay) đối với đồng bào Vùng Kho rất lớn

Bỗng dưng một ngày cả thôn Cu Pua xôn xao việc Hồ Ê Nót cưới cô Hồ Vân hiền dịu nhất bản làm vợ. Tưởng đâu lấy vợ rồi thì Nót sẽ tỉnh ngộ... Ê Nót ngượng ngùng: “Mặc dù miềng như vậy nhưng vợ vẫn thương. Chính những lần tỉnh dậy sau cơn say mềm, nhìn vợ bầm dập, con cái nheo nhóc đã thức tỉnh mình. Mình quyết tâm thay đổi”.

CHI HỘI TRƯỞNG PHỤ NỮ

Ê Nót từng đảm chức... Chi hội trưởng phụ nữ kiêm cán bộ “4 trong 1” của thôn. Ở gian chính nhà sàn của Ê Nót, ngay cạnh cửa chính là một tủ thuốc tây gắn chữ miễn phí, bên trong đầy đủ thuốc cảm, kháng sinh, bông, băng, gạc, thậm chí có cả… thuốc tránh thai và bao cao su. Ê Nót bảo: “Tủ thuốc này có từ năm 1997, thời mình làm cán bộ y tế thôn bản, kiêm Chi hội trưởng phụ nữ thôn Cu Pua. Đến năm 2002, chắc có lẽ nhờ “quản lý” chị em tốt nên tôi được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn, tổ trưởng vốn vay và đại biểu HĐND xã Đakrông nhiệm kỳ 2011-2016. Năm 2020, thôn Cu Pua sáp nhập vào thôn Vùng Kho, tôi không làm mấy chức đó nữa nhưng vẫn tiếp tục là đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026. Không rõ vì tiện lợi hay do tôi trước đây “mát tay” trong việc giảm “tốc độ” đẻ của chị em mà bà con vẫn để tủ thuốc ở nhà tôi. Để cạnh cửa thế này, bà con lấy dụng cụ tránh thai xong là đi ngay, đỡ xấu hổ. Trước đây cực lắm, nhà nào cũng “xòn xòn”, ít thì 3-4 con, nhiều thì 6-7, giờ thì khác rồi”.

Vùng Kho-bản nói không với bia rượu

Vùng Kho-bản nói không với bia rượu

Hồ Ê Nót

Hồ Ê Nót

Thời điểm đó, chị em cả thôn từ già đến trẻ đều mù chữ. Lúc đầu, Hồ Vân vợ Ê Nót học hết lớp 1 được bầu làm Chi hội trưởng nhưng vì mải nương rẫy nên cái chữ trong đầu nó cứ rơi rớt dần thì sao tuyên truyền được. Lớp 6 như Ê Nót lúc ấy là “đỉnh” nhất thôn. Thấy bà con đẻ nhiều quá, khổ quá nên anh “ôm” luôn chức đó, rồi tranh thủ nghiên cứu tài liệu để nói cho bà con hiểu về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Ê Nót kể, việc tiếp cận nam giới không khó, nhưng với chị em không đơn giản. Mỗi khi nói chuyện “vòng kinh”, “đặt vòng”, “bao cao su”, “thuốc tránh thai”… là chị em bỏ đi, thậm chí còn buông những lời khó nghe như “Đồ vô duyên”, “Ta thích thì ta đẻ”, “Thằng Nót rỗi hơi à”…

Ông Hồ Văn Dừm-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đakrông tấm tắc: “Cái công của Hồ Ê Nót đối với bà con Vùng Kho nhiều như lá cây trên rừng vậy. Việc hiến đất, tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, nói không với bia rượu... đến nay vẫn được duy trì và nhân rộng. Có những cán bộ cơ sở biết việc, hết lòng vì dân như Ê Nót, chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng với người dân Vùng Kho”.

Không nản chí, bỏ ngoài tai mọi lời bà con đàm tiếu, Ê Nót áp dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”. “Thật ra tôi cũng lấy gia đình mình và các gia đình ít con để phân tích cho bà con hiểu vì sao đông con thì đói nghèo cứ bám riết. Bà con thấy nhà nào 2-3 đứa thì có cuộc sống có dư dả hơn, dần dần nghe theo. Thấy cuộc sống khá hơn, nhiều chị em lại đến tìm miềng hỏi cách làm sao vợ chồng vẫn “gần gũi” mà không “thêm người”, Ê Nót nói.

THÔN KHÔNG UỐNG RƯỢU BIA

Ở Vùng Kho, đi đến đâu cũng thấy song song dòng chữ Vân Kiều và chữ Việt: “VIL TƠ BỬN NGŨAIQ BLOONG BIA-THÔN KHÔNG UỐNG RƯỢU, BIA” được viết trang trọng trên cửa mỗi ngôi nhà. Một chuyện lạ miền sơn cước.

Hơn 10 năm trước, do say rượu khi đi đám cưới, Ê Nót bị tai nạn gãy hai chân, nằm viện điều trị hơn 7 tháng trời. “Nhưng mình còn may mắn hơn nhiều người bị tàn phế suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình. Và còn đau xót hơn có những gia đình vĩnh viễn mất đi người thân”. Trăn trở với nỗi đau đó, Ê Nót “đi từng ngõ, gõ từng nhà, tuyên truyền từng người dân” về tác hại của rượu, bia; họp thôn, vận động đưa quy định không uống rượu, bia vào hương ước của thôn; đám ma, đám cưới hay liên hoan chỉ dùng nước ngọt, trà, cà phê, nước lọc... Anh phân công cho cán bộ thôn đảm nhiệm từng hộ dân; đến nhờ các già làng, người có uy tín giải thích cho bà con hiểu.

HIẾN ĐẤT XÂY TRƯỜNG HỌC

Ngày trước, đất và nhà của Ê Nót ở trên sườn đồi, phía trong Quốc lộ 9, tiện sản xuất, canh tác. Năm 2002, bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn, anh rất trăn trở khi thấy trẻ em đi học xa, hiểm nguy rình rập bởi xe trọng tải lớn và mưa lũ. Là đại biểu HĐND, phải hành động vì dân. Nghĩ vậy nên khi biết huyện có dự án xây điểm trường ở thôn nhưng thiếu địa điểm, anh bàn với gia đình tình nguyện hiến đất xây trường. Không ít người tỏ ra băn khoăn trước ý định của Ê Nót bởi mảnh đất 120 m2 ở trung tâm thôn, gần quốc lộ, tiện sản xuất, đi lại... Nhưng Ê Nót quả quyết: “Không nơi nào thuận tiện hơn cho bọn trẻ bằng ở đây. Miềng không ở đây thì ở nơi khác nhưng trường học phải ở trung tâm bản”. Kể từ đó, đã hơn 20 năm, nhờ vị trí điểm trường thuận lợi hơn so với các bản khác, hàng trăm trẻ em thôn Cu Pua trước đây và thôn Vùng Kho ngày nay không phải bỏ học giữa chừng. Không chỉ học sinh mà nhờ có điểm trường thuận lợi, các thầy giáo, cô giáo cũng có thêm nhiều động lực để bám bản, gieo chữ.

Chưa dừng lại ở đó, một thời gian sau, thôn thiếu đất xây nhà sinh hoạt cộng đồng, thế là Ê Nót lại hiến 1.000 m2 đất của gia đình mình nữa. Chuyển xuống mé sông ở, không còn mảnh đất “vàng”, làm nương rẫy vất vả hơn nhưng cả nhà anh ai cũng thấy vui vì làm được việc nghĩa.

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".