Ông Hoan '7 trên 1' và '7 trong 1'- Bài 1: Khởi xướng tái lập tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần 35 năm - một chặng đường không phải là ngắn. Mỗi địa phương khi nhìn lại hành trình ấy không thể không nhận thấy việc trở lại địa giới hành chính cũ đã khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn lên. Những đô thị tỉnh lỵ, huyện lỵ như lột xác từ “lọ lem” thành “công chúa”!

LTS: Trong rất nhiều chương trình chuẩn bị cho năm 2024 của các địa phương, chúng tôi thấy có một sự kiện được nhiều tỉnh duyên hải miền Trung đề cập là tổ chức kỷ niệm 35 năm tái lập tỉnh: 1989-2024. Sự kiện này đã tác động tích cực tới sự phát triển của nhiều tỉnh thành sau này. Tuy nhiên, người có công lớn đưa ra nghị trường câu chuyện tái lập tỉnh này, hẳn có người chưa biết hoặc đã quên: đó là ông Lê Văn Hoan. Nhắc lại những gì mà ông Hoan suốt cả đời đã làm cho người dân, không chỉ để hiểu hơn tấm lòng của một đại biểu Quốc hội, mà còn là lời gửi gắm đến những dân biểu hôm nay như một ký thác tin yêu!

Gần 35 năm - một chặng đường không phải là ngắn. Mỗi địa phương khi nhìn lại hành trình ấy không thể không nhận thấy việc trở lại địa giới hành chính cũ đã khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn lên. Những đô thị tỉnh lỵ, huyện lỵ như lột xác từ “lọ lem” thành “công chúa”!

Câu chuyện chia tỉnh

Không chỉ là những đóng góp lớn lao với vai trò đại biểu Quốc hội, người cộng sản kiên trung Lê Văn Hoan còn dâng hiến hết đời mình cho vùng đất gian khó miền Trung. Uy tín và tấm lòng của ông đã được nhiều người dân ghi nhận. Chuyện vị đại biểu của dân mạnh dạn theo đuổi đổi mới được nhắc nhiều nhất là những câu chuyện cách đây gần 35 năm, thời điểm 1988-1989, khi ông Lê Văn Hoan là Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Trị Thiên. Thời điểm đó, ông trăn trở mãi khi thấy tình cảnh một tỉnh dài đến gần 400km, nên khi họp hoặc cần xử lý việc gấp, một cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Minh Hóa (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) vô đến Huế (tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên hồi ấy) mất mấy ngày để đi và về, kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Sau chia tỉnh vào ngày 1-7-1989, ông Lê Văn Hoan đã được cấp trên ghi nhận, đề xuất bố trí nhiệm vụ quan trọng hơn, nhưng ông bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục công tác ở lĩnh vực mặt trận, tiếp tục là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tham gia đại biểu Quốc hội đến hết khóa 8, để được gần dân hơn và cống hiến được nhiều hơn. Với uy tín của một đại biểu nhân dân và kinh nghiệm tích lũy được, cho dù về hưu ông vẫn cống hiến nhiều cho dân, cho nước.

Nhớ về thập niên 80, ông nhớ đến tâm tình chung của nhiều đại biểu Quốc hội: những lần ra Hà Nội họp Quốc hội, các đại biểu nói chuyện hành lang hay vỉa hè đều nhắc nhiều về tình hình hoạt động ở tỉnh mình và trăn trở lắm. Trong điều kiện cầu đường quá tụt hậu so với nhiều quốc gia trong khu vực, xe cộ thiếu thốn, cũ kỹ, xăng dầu lại khan hiếm, lãnh đạo mỗi lần đi đâu đó vài trăm cây số là mất vài ngày đến cả tuần. Tỉnh nào cũng phàn nàn “tỉnh dài, huyện rộng, xã to” và cũng rất muốn tỉnh mình trở về như trước khi chưa sáp nhập, nhưng không dám mạnh dạn đề xuất.

Ông Lê Văn Hoan kể, với tư cách đại biểu Quốc hội, mỗi lần đoàn đi tiếp xúc cử tri các huyện cực Bắc của Bình Trị Thiên như Minh Hóa, Tuyên Hóa là cả một hành trình. Từ Huế, xe đi cả chặng đường dài, qua cầu, qua phà, có khi nằm đường hàng đêm... Nhiều đại biểu muốn gần dân, sát dân cũng khó. Mà không gần dân làm sao nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của dân để gửi gắm cho Quốc hội. Ông Lê Văn Hoan đem trăn trở ấy trao đổi với các vị đại biểu khác trong đoàn, ai cũng tán thành xin chia lại tỉnh như ban đầu. Ông quyết định thảo công văn. Trong tư liệu ông Hoan lưu giữ còn có lá thư đánh máy trên giấy pơ-luya kính gửi Chủ tịch Quốc hội vào ngày 27-3-1989, đề nghị đưa vấn đề chia lại địa giới hành chính tỉnh ra thảo luận, đề nghị Chủ tịch Quốc hội kiến nghị với Bộ Chính trị, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng bàn bạc và quyết định mô hình hành chính trong cả nước...

Ông Lê Văn Hoan (bìa trái) khi là Bí thư Huyện ủy huyện Triệu Hải, đưa Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm công trường thủy lợi Nam Thạch Hãn

Ông Lê Văn Hoan (bìa trái) khi là Bí thư Huyện ủy huyện Triệu Hải, đưa Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm công trường thủy lợi Nam Thạch Hãn

Lắng nghe dân

Mấy chục năm trước, dám kiến nghị với cấp trên vấn đề lớn như chia lại địa giới hành chính tỉnh không phải là chuyện đơn giản. Lá thư ông Lê Văn Hoan thảo ra, nhiều đại biểu trong đoàn đại biểu Quốc hội Bình Trị Thiên ngần ngại ký tên. Vậy là ông chuyển lá thư cho các cơ quan báo đài tỉnh để đăng tải, nhưng kết quả tác động cũng chưa được như mong muốn. Ông vẫn kiên trì và cuối cùng mạnh dạn đề xuất ra giữa nghị trường.

Trong thư gửi Chủ tịch Quốc hội khóa VIII Lê Quang Đạo, đại biểu Lê Văn Hoan viết rất thẳng thắn, diễn đạt nguyện vọng của người dân, trong đó có nêu: “Qua tiếp xúc cử tri, tiếp nhận ý kiến của các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ hưu trí, trí thức và cán bộ đang công tác, hầu hết những người được tiếp xúc đều có ý kiến đề nghị Trung ương xem xét lại chủ trương nhập tỉnh, nhập huyện với quy mô lớn vừa qua đã thích hợp chưa? Nếu xét không thích hợp thì nên chủ động giải quyết sớm ngày nào thì đỡ bớt khó khăn, tổn thất ngày đó; không nên có tình trạng nơi nào đấu tranh với Trung ương căng thẳng thì giải quyết. Còn ở những địa phương mặc dù không thống nhất, không thông, âm ỉ thắc mắc nhưng kiên trì chờ đợi cấp trên thì bỏ qua. Ở Bình Trị Thiên một số cuộc họp: HĐND, các tổ chức quần chúng và đại hội Đảng bộ, thành phố Huế, huyện Lệ Ninh... đã có ý kiến đề cập đến và có một số nơi kiến nghị xin chia tỉnh”.

Cho dù cách đặt vấn đề của ông xuất phát từ nguyện vọng của dân và có căn cứ cụ thể, nhưng thời điểm ấy ông cũng bị không ít ý kiến dư luận. Ông bày tỏ: “Theo ý kiến của cá nhân tôi, công tác tổ chức nói chung, tổ chức đơn vị hành chính nói riêng là một môn khoa học. Nếu cần, nên tổ chức thăm dò dư luận quần chúng hoặc đưa ra bàn trong các cuộc họp HĐND và các cấp ủy Đảng. Bởi tổ chức đơn vị hành chính phải căn cứ vào các yếu tố: địa dư, dân cư, truyền thống văn hóa, tập quán, điều kiện phát triển kinh tế, phương tiện bảo đảm cho chỉ huy, chỉ đạo quản lý, nhất là yếu tố quan hệ sản xuất, phù hợp sức sản xuất và trình độ quản lý…”.

Gần 35 năm, đọc lại lá thư ông Lê Văn Hoan gửi Chủ tịch Quốc hội, càng khâm phục bản lĩnh của ông, mà nếu không vì dân chắc gì ông dám thẳng thắn như thế. “Tôi xin đề nghị đồng chí Chủ tịch Quốc hội kiến nghị với Bộ Chính trị, Hội đồng Nhà nước dành thời gian bàn và quyết định mô hình hành chính trong cả nước, để có kế hoạch tổ chức lại với thái độ chủ động, thận trọng, chu đáo. Nếu Trung ương khẳng định quy mô và mô hình các đơn vị hành chính hiện trạng là thích hợp, cũng cần chứng minh, giải đáp, không nên để tình trạng dân thì bàn luận, kiến nghị mà Nhà nước thì im lặng…”, một phần nội dung lá thư tỏ rõ quan điểm.

Ý kiến của ông Lê Văn Hoan đưa ra đã được Quốc hội ghi nhận, cùng với thực tiễn bức thiết từ chính các địa phương, Quốc hội đã bàn bạc và kiến nghị Trung ương để cuối cùng hàng loạt các tỉnh lớn sáp nhập trước đây được tách về địa giới cũ. Tháng 6-1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị và Quảng Bình; chia tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định; chia tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Mở đầu cho công cuộc tái lập nhiều tỉnh khác sau này vào năm 1991 như: tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình; tỉnh Hà Nam Ninh tách ra thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình (đến ngày 6-11-1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Nam Hà để tái lập tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định); tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh…

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.