Ở phía cuối chiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi ngồi trên bậc thang một nhà sàn, nhìn buổi chiều đang vẩn vơ trôi bốn bề là núi. Quanh chỗ tôi ngồi cây lá xanh biếc. Sợi dây điện như một vệt chì đen vạch ngang qua nền trời cũng văn vắt xanh. Lâu lắm tôi mới lại được ở trong cảm giác thơ thới, không còn bị chi phối bởi những thông tin, nhiều khi như mớ tơ vò quấn chặt lấy mình.
Những ngôi nhà sàn cũ kỹ nằm rải rác, lưa thưa trên sườn dốc. Những mái nhà lẫn vào cây lá. Tôi ngước nhìn những sợi khói mảnh nhẹ đang vấn vít tỏa ra từ những gian bếp mang theo cả mùi hương gạo mới. Đúng rồi! Dưới thung kia là những thửa ruộng vừa gặt xong, rơm mới còn ủ hương thoảng thơm cả những lối đi nhỏ quanh đây. Làng vừa thu xong vụ lúa mới, hương rượu cần trong gian bếp cũng vừa đượm bên nồi cơm thơm dẻo. Buổi chiều vấn vít hương thơm mùa mới thốt nhiên ấm áp lạ kỳ.
Cái không gian ấm áp ấy gợi ra trong tôi những tháng năm thăm thẳm trôi trong ký ức của biết bao người. Lặn lội từ đồng xa trở về, nhóm bếp lửa đặt nồi cơm trong bóng chiều chạng vạng. Mùa hè còn đỡ, mùa đông rạ rơm ẩm ướt, vừa nấu vừa chụm môi thổi lửa, khói hun mắt cay xè. Ủ nồi cơm vào than nóng rồi chờ bữa cơm chiều ríu ran cười nói sau một ngày mệt nhọc. Tôi thích những ngày mưa, mái bếp lợp rạ ướt sũng nước, những sợi khói khó nhọc len qua những ống rạ rồi thở ra thành những đụn khói đùng đục cuộn lấy nhau. Đám gà con liếp chiếp rúc vào cánh mẹ, những con heo ụt ịt đòi ăn trong chuồng, tiếng những đứa trẻ hò hét, những bà mẹ í ới gọi con… Những buổi chiều gần như chỉ có một gam màu xam xám ở khoảnh khắc giao hòa, khi ngày đang chìm dần vào đêm, nhưng lại ấm áp vô cùng bởi tràn đầy âm thanh và hương vị.
Những năm tháng đi xa, tôi hay chạm vào cánh cổng nhà trong thời khắc cuối chiều như vậy mỗi lần trở về. Mẹ tôi vẫn luôn tất tả chuẩn bị bữa cơm, rồi ngóng đợi tiếng lạch cạch mở cổng. Có lẽ, người mẹ nào cũng có thói quen ngóng đợi những đứa con xa, nhất là ở thời khắc cuối mỗi buổi chiều, cái khoảng gà lên chuồng, chim về tổ, cái khoảng khói bếp vương vít mang theo hương thơm của nồi cơm chín tới len lỏi thở ra trên mái bếp, cái khoảng người nhà í ới gọi tìm nhau về ăn bữa cơm chiều… Khoảng trời nhớ thương ấy có lẽ với mỗi người, luôn ắp đầy kỷ niệm.
 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Người ta bảo cuối chiều là thời khắc con người hay tâm trạng, khi vu vơ, khi rõ rệt. Có người không thích khoảng thời gian ấy bởi sự liên tưởng về những kết thúc khi một ngày khép lại. Nhưng nếu không có sự kết thúc, không có mặt trời buông xuống để khép lại một ngày thì sao có bình minh đợi chờ ta ở phía ngày mai? Sự sống luôn là một vòng tuần hoàn không ngừng nghỉ. Kết thúc một điều này chắc chắn sẽ mở ra một điều khác. Những đứa trẻ là chúng tôi đã lớn lên, sinh ra những đứa trẻ khác, rồi những đứa trẻ ấy sẽ lớn lên, viết tiếp câu chuyện ở những chân trời của chúng. Tôi rồi sẽ giống những người già, an nhiên bước về phía cuối chiều và lại ngóng đợi những đứa trẻ của tôi trở về…
Tôi luôn mơ giấc mơ ăm ắp khói chiều và hương thơm gạo mới quyện trong những sợi khói rất mảnh vấn vít thở qua mái rạ, mùa này qua mùa khác, năm này qua năm kia. Thảng hoặc, thứ hương thơm kỳ diệu ấy trỗi dậy khiến tôi lặng đi rất lâu, rồi chìm hẳn vào những buổi chiều chạng vạng đầy ấm áp. Như buổi chiều này, ngồi trên bậc thang sát gian bếp ở một nơi khác xa với mường tượng của những đứa trẻ sinh ra nơi thành phố, tôi như được trôi trên dòng sông năm tháng tưởng đã chảy mãi về tận nơi xa xôi nào, để gặp lại mình phía cuối những buổi chiều ấm áp tận cùng.
Ở phía cuối chiều, có còn điều gì ấm áp đợi chờ tôi?!
ĐÀO AN DUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.