Ổ bánh mì nơi biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bánh mì đã là thứ thức ăn bình thường của người thành phố lẫn nông thôn, nhưng vẫn là món ăn quý hiếm và hấp dẫn đối với đồng bào ở những bản làng heo hút trên rẻo cao Trường Sơn.

Đó là lý do khiến các chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay (Quảng Trị) cùng góp tiền để mua bánh mì sáng cho các em nhỏ ở các bản làng vùng biên giới Việt - Lào, nơi họ đang quản lý.

 

Ổ bábnh mì của bộ đội biên phòng La Lay đến với trẻ em thôn A Đeng.
Ổ bábnh mì của bộ đội biên phòng La Lay đến với trẻ em thôn A Đeng.

Một ngày cuối tháng 4 vừa qua, tôi cùng các chiến sĩ đồn biên phòng mang bánh mì đến cho các em nhỏ ở bản A Đeng, xã A Ngo, huyện Đakrông, Quảng Trị.

Khoảng 6h30 sáng, bản làng vẫn còn mờ trong sương sớm nhưng trẻ con đã tập trung rất đông ở bãi đất cạnh trường học. Các cháu đang chờ nhận bánh mì của các chú biên phòng.

Phải đợi thêm một lát nữa chiếc xe máy của anh lính biên phòng chở theo một bao bánh mì nóng hổi đổ xịch. Anh đã dậy từ sớm để đi lấy bánh mì ở lò cách khoảng 7km.

Thượng úy Nguyễn Văn Bằng, đội trưởng tham mưu hành chính của đồn biên phòng, thông báo: "Hôm nay, các cháu đổi món cho lạ miệng nhé, thay nhân thịt bằng nhân sữa, có được không?".

"Dạ được!" - bọn trẻ râm ran trả lời.

Bằng nói với tôi: "Em hỏi vậy thôi, chứ các cháu này chỉ cần ổ bánh mì nóng giòn là đã quý lắm rồi!".

 

Ổ bánh mì của em đây.
Ổ bánh mì của em đây.

Các chiến sĩ biên phòng trẻ liên tục xẻ bánh mì chan sữa vẫn không kịp phát cho hàng chục cánh tay trẻ con đang đưa lên.

Chỉ sau 15 phút, hơn 100 ổ bánh mì đã phát xong. Trên đường làng, những đứa trẻ lưng đeo cặp, tay cầm ổ bánh mì vừa đi vừa gặm vừa nói chuyện râm ran.

Đại úy Nguyễn Duy Thánh - chính trị viên phó của đồn biên phòng La Lay - cho biết người dân ở đây còn nghèo khó lắm, nên ổ bánh mì vẫn là thứ quà quý. Muốn mua cũng phải ra tận các hàng quán ngoài ở trung tâm xã, mà có muốn cũng không dám bỏ tiền ra mua.

Tội nhất là các em nhỏ, buổi sáng chỉ ăn ngô sắn, nhưng phần lớn đều bụng đói đến trường bởi đây là vùng thuộc nhóm nghèo nhất tỉnh Quảng Trị.

 

Các em vừa nhận bánh mì nên vui lắm.
Các em vừa nhận bánh mì nên vui lắm.

Ở các thôn bản này trẻ con rất đông, hơn 2.200 trẻ, chiếm đến 40% dân số của hai xã vùng biên A Ngo và A Bung (5.600 người). Vì vậy, đoàn thanh niên của đồn quyết định vận động đoàn viên đóng góp mỗi tháng để mua bánh mì sáng cho các em.

Chương trình "Ổ bánh mì tình thương biên giới" ra đời từ hai năm trước và hoạt động đều đặn từ đầu tháng 3-2018 đến nay.

Nghe chuyện bánh mì cho trẻ vùng biên, một số bạn bè của các chiến sĩ biên phòng cũng tham gia đóng góp, nhưng "ngân quỹ" hiện chỉ mới được 10 triệu đồng.

Do quỹ bánh mì còn hạn hẹp nên mỗi tuần mới có một bữa vào sáng thứ ba, mỗi bữa khoảng 100 - 200 ổ.

Một ổ bánh mì ở đây giá 1.500 đồng, nhưng là một khoản chi tiêu không nhỏ của đồng bào.

Địa bàn của đồn là hai xã A Ngo và A Bung với 17 bản, nên quỹ bánh mì phải chia đều cho cả mấy ngàn đứa trẻ. Những người chủ tương lai của vùng biên giới rất cần phải no cái bụng.

"Nếu có sự ủng hộ của bà con gần xa thì các cháu sẽ thêm nhiều buổi sáng có bánh mì. No cái bụng thì chắc chắn sẽ sáng cái đầu để đến trường học hành!" - đại úy Thánh nói.

Minh Tự/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Về miền trong đã lâu nhưng thói quen uống trà từ ngày trên đất bắc, ông Hồ Bút vẫn còn giữ. Bên ấm trà nghi ngút khói, qua lời kể của mình, ông đưa tôi về lại làng Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam), nơi ông sinh ra và lớn lên những ngày tháng tươi đẹp đầu đời, những ngày được ở bên ba mẹ.