Nước mắt người trồng dưa hấu Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nông dân vùng chuyên canh trồng dưa hấu ở H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) đang khóc ròng do dưa hấu rớt giá, chỉ còn 500 - 1.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người thu mua.
Do không có người thu mua, nông dân để dưa hấu khô héo trên đồng ruộng. Ảnh: THIỆN NHÂN
Do không có người thu mua, nông dân để dưa hấu khô héo trên đồng ruộng. Ảnh: THIỆN NHÂN

Dưa hấu rớt giá, nông dân bỏ mặc dưa héo 

Dọc Quốc lộ 27, đoạn qua địa bàn H.Ninh Sơn, nông dân chất dưa hấu hai bên đường để chờ tiêu thụ.
Nhiều hộ không có công thu hái, lái buôn không đến thu mua nên đành phải bỏ dưa hấu héo tại ruộng.

Giá dưa hấu quá thấp, thu hoạch bán không đủ trả tiền công nên nông dân để dưa hấu khô héo trên ruộng  ẢNH: THIỆN NHÂN
Giá dưa hấu quá thấp, thu hoạch bán không đủ trả tiền công nên nông dân để dưa hấu khô héo trên ruộng. ẢNH: THIỆN NHÂN
Ông Phạm Bá Hoàng (ở TT.Tân Sơn, H.Ninh Sơn), người có hơn 25 năm làm dưa hấu cho biết chưa có năm nào người làm dưa hấu bi thảm như năm nay. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đối tác Trung Quốc không nhận hàng nên thương lái không đến thu mua, dưa hấu rớt giá thê thảm. Hiện dưa hấu tại ruộng có giá từ 500 - 1.000 đồng/kg nhưng vẫn không có lái buôn đến thu mua.

Dưa được chất thành từng đống dọc Quốc lộ 27  ẢNH: THIỆN NHÂN
Dưa được chất thành từng đống dọc Quốc lộ 27 ẢNH: THIỆN NHÂN
Theo ông Hoàng, gia đình ông đầu tư 2 sào (2.000 m2) dưa hấu với chi phí phân, thuốc (công nhà không tính) hơn 10 triệu đồng, nhưng đến nay không ai hỏi mua nên đành để khô héo trên ruộng, kêu người ta hái cho bò ăn.

Sản phẩm dưa hấu Tết không ai mua  ẢNH: THIỆN NHÂN
Sản phẩm dưa hấu Tết không ai mua ẢNH: THIỆN NHÂN
Do không có thương lái đến thu mua, nhiều nông dân thuê công thu hoạch từ ruộng vận chuyển ra dọc Quốc lộ 27, rao bán mong muốn lấy lại chút vốn đã đầu tư.

Nuốt nước mắt nhìn sản phẩm của mình bị phơi nắng  ẢNH: THIỆN NHÂN
Nuốt nước mắt nhìn sản phẩm của mình bị phơi nắng ẢNH: THIỆN NHÂN
Gia đình bà Lê Thị Thu Loan (ở TT.Tân Sơn, H.Ninh Sơn) trồng 2,3 ha dưa hấu để bán tết, với tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu đồng. Giờ thương lái không đến mua, bà Loan thuê xe chở chất đống dọc Quốc lộ 27 để rao bán. “Thương lái vô ruộng trả 500 đồng/kg, nhưng mua số lượng ít nên tôi thuê xe chở ra ngoài quốc lộ để bán lẻ mong thu hồi đôi chút”, bà Loan buồn rầu nói.
Thương lái cũng 'khóc' vì dưa hấu
Không chỉ nông dân mà các lái buôn dưa tết cũng trong tình trạng “nửa khóc nửa cười”. Bà Lê Thị Dung, lái buôn dưa hấu ở xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn, cho biết năm nay Trung Quốc không mở cửa để thu vì dịch Covid-19 nên hàng không xuất được, ứ đọng.
“Mặc dù giá dưa xuống thấp nhưng do nhu cầu tiêu thụ trong nước rất ít nên hầu hết thương lái ngưng thu mua”, bà Dung nói và cho biết thêm, lái buôn đứng ngồi không yên vì đã đưa tiền cọc cho nông dân nhưng hàng thì không tiêu thụ được.

Không riêng gì nông dân, những thương lái đều có chung cảnh ngộ  ẢNH: THIỆN NHÂN
Không riêng gì nông dân, những thương lái đều có chung cảnh ngộ ẢNH: THIỆN NHÂN
Trước tình hình nông dân trồng dưa hấu gặp khó khăn trong tiêu thụ, nhiều nhà hảo tâm tìm cách để "giải cứu", giúp nông dân vùng chuyên canh trồng dưa tết vượt qua khó khăn.

Nhiều nhà hảo tâm tìm cách
Nhiều nhà hảo tâm tìm cách "giải cứu" dưa hấu cho nông dân ẢNH: THIỆN NHÂN
Sáng 9.2, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó chủ tịch UBND H.Ninh Sơn, cho biết đã có văn bàn gửi UBND tỉnh Ninh Thuận và ngành chức năng về việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ dưa hấu trên địa bàn Ninh Sơn.
Theo thống kê của UBND H.Ninh Sơn, diện tích gieo trồng trên địa bàn H.Ninh Sơn là 177,4 ha. Hiện nay, nông dân đã thu hoạch và bán cho thương lái với diện tích 170,3 ha; diện tích còn lại khoảng 7,1 ha chưa có người thu mua, trong đó: xã Mỹ Sơn 4 ha, xã Lương Sơn 3,1ha. Ngoài ra, trên địa bàn H.Bác Ái hiện còn khoảng 6,4 ha dưa hấu chưa có người thu mua.
Theo Thiện Nhân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.