Nước mắt mùa Vu Lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngay trong mùa Vu Lan, nhiều người không khỏi thắt lòng với những hình ảnh xót xa trên mạng xã hội khi một phụ nữ tàn nhẫn ngược đãi chính mẹ ruột của mình.

Xã hội thì muôn màu, lòng người cũng muôn nẻo nhưng điều gì cũng không qua được ơn nghĩa sinh thành. Người mẹ trong clip trên chắc đã từng rơi nước mắt khi mang nặng đẻ đau, chắc đã từng đổ mồ hôi nhọc nhằn, nuốt nước mắt để đưa con cái qua những gian nan của cuộc sống. Cuối đời bà chẳng còn nước mắt để chịu đựng những sỉ vả của chính con gái mình. Bà đã qua đời cách đây ít ngày, ngay trong mùa Vu Lan.

Đau xót hơn, những hình ảnh trên được chính người con của người mẹ tàn nhẫn trên ghi lại. Và chúng ta thật khó tưởng tượng sau khi chứng kiến việc làm của mẹ mình, cảm xúc diễn tiến trong tương lai của người con này sẽ ra sao.

Ngược đãi cha mẹ là một trong những tội lỗi nặng nề nhất trong cả xã hội xưa và nay. Thậm chí, trong xã hội trung cổ đã có những hình phạt tàn khốc đối với hành vi ngược đãi cha mẹ nhưng cái ác mang tính ẩn ức này vẫn tồn tại rất khó hiểu. Trong xã hội hiện đại, khi nhu cầu về cuộc sống không còn quá bức thiết để mối quan hệ huyết thống phải cộng sinh thì sự rạn vỡ về mối quan hệ trên càng lớn, nhiều vụ việc ngược đãi cha mẹ đã từng xảy ra.

Quan hệ huyết thống trực tiếp này có mặt trong mỗi cá nhân nhưng đối với xã hội lại khu biệt trong từng nhóm người. Với cá nhân người này là thiêng liêng tối thượng nhưng với người khác không cùng huyết thống lại không có sự tôn kính tương xứng. Bởi vậy khi một vụ việc bất hiếu xảy ra có thể gây rúng động xã hội, rỉ máu đạo nghĩa nhưng tìm cách ngăn chặn hoặc xử lý nghiêm khắc trên bình diện xã hội vô cùng khó. Sự giáo dục thành công ắt những điều đau đớn này đã không xảy ra. Sự khắc chế của pháp luật thật sự hiệu quả ắt hành vi nhẫn tâm này đã không tồn tại.

Nhưng đây chỉ là số ít hoặc chỉ là trường hợp cá biệt. Những tấm lòng hiếu thảo luôn là cội nguồn tình cảm khuyến khích mọi người chân ái với người thân. Từ xưa đã có các tấm gương nhị thập tứ hiếu, kể về những người hiếu thảo trong thiên hạ dù đó là người tiều phu hay là vị vua của một nước. Còn ở ta, sách "Việt Nam sử lược" có chép chuyện vua Tự Đức, suốt 36 năm, cứ ngày lẻ thì ngự triều, ngày chẵn thì đến thăm mẹ là Từ Dũ thái hậu. Những điều mẹ dạy, ông đều ghi cẩn thận vào "Từ Huấn Lục". Có lần do mải mê đi săn bị mưa lụt về trễ vào ngày kỵ của vua cha là Thiệu Trị, thấy mình phạm lỗi nên ông nằm ra, đặt chiếc roi lên mâm son để chờ mẹ trừng phạt.

Trong Nho giáo, hiếu là gốc rễ của lòng nhân. Nhân là cội nguồn của các đức tính. Còn trong cuộc sống đời thường, ta đối xử với cha mẹ thế nào thì con cái sẽ đối xử với chúng ta thế ấy. Chúng ta đừng thất vọng về nó và cũng đừng viển vông nghĩ rằng sẽ có ngoại lệ khi ta bất hiếu. Tình thương của cha mẹ là vô điều kiện. Bấy nhiêu đó đã đủ để mỗi người tự hào và kiên cường trên từng bước đường của cuộc sống.

Chẳng phải hành trang lớn nhất của mỗi người chính là tình thương vô bờ của cha mẹ hay sao.

Theo PHẠM HỒ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.