Nữ tiến sĩ đam mê nhân giống lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cha mẹ là nông dân, lại đông con nên chỉ có mình bà là người duy nhất được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng cũng từ đó, câu chuyện về cuộc đời một người phụ nữ với nhiều công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ, quy mô mang tầm quốc gia và thế giới đã được viết.
 
GS-TS Nguyễn Thị Lang truyền lại kiến thức cho sinh viên
“Làm nghiên cứu như một nhà văn, phải có đam mê và tùy hứng mới thành công”, đó là phương châm sống của nữ GS-TS Nguyễn Thị Lang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao ĐBSCL, người vừa được Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019, với công trình khoa học “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ ĐBSCL”, cho ra đời nhiều giống lúa lai chịu mặn, chất lượng, năng suất cao, đáp ứng nhu cầu cho vùng ĐBSCL và cả nước. Đây cũng là người phụ nữ duy nhất ở miền Nam nhận giải thưởng này.
Giáo sư, tiến sĩ gốc nông dân
GS-TS Nguyễn Thị Lang còn là Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long), nhưng ít ai biết rằng, bà được sinh ra và lớn lên từ một gia đình thuần nông, đông anh em, ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Cha mẹ là nông dân, lại đông con nên chỉ có mình bà là người duy nhất được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng cũng từ đó, câu chuyện về cuộc đời một người phụ nữ với nhiều công trình nghiên cứu khoa học đồ sộ, quy mô mang tầm quốc gia và thế giới đã được viết.
Sau khi tốt nghiệp ngành Sinh học tại Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, bà quay về phục vụ ở tỉnh nhà với cương vị là Phó Trưởng phòng Kế hoạch khoa học (thuộc Sở KH-CN tỉnh Bến Tre) trong suốt 10 năm. Đến năm 1990, bà theo chồng về Cần Thơ, làm việc tại Viện lúa ĐBSCL cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2016. Trong quá trình công tác tại Viện lúa ĐBSCL, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Nghiên cứu di truyền tính trạng sinh lý ưu thế lai trên lúa” vào năm 1994, đây cũng là một bước ngoặt phát triển quan trọng trong cuộc đời của bà.
Bởi từ dự án tiến sĩ này, bà được Viện lúa ĐBSCL cử đi học tập, nghiên cứu sau tiến sĩ (Postdoctor) và hoàn thành các chương trình sau tiến sĩ về di truyền - giống, di truyền phân tử, công nghệ sinh học, về chuyển gen và chuyển giao kỹ thuật ở các nước có nền khoa học tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Philippines. Đây là những vấn đề rất thiết thực đối với thực tiễn sản xuất và chất lượng lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam. 
Vốn có tư chất thông minh, siêng năng và ham học hỏi, được các nhà khoa học của các nước tiên tiến tạo điều kiện, bà không chỉ học tập, nghiên cứu, mà còn trực tiếp phụ trách nhiều công trình khoa học khác.
Bên cạnh đó, bà còn trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sau tiến sĩ cho nhiều nghiên cứu sinh ở Mỹ. Bà nhận lời mời nghiên cứu nhiều dự án của nước ngoài, cũng từ đó bà được hỗ trợ nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho Viện lúa ĐBSCL khi trở về Việt Nam. 
Từ những gì học được ở các nước có nền khoa học tiên tiến, bà tổ chức nhiều lớp học để chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy cho các viện nghiên cứu ở khu vực và thế hệ học trò của bà sau này. Về sau, Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư cho bà các đề tài cơ bản, rồi xây dựng bản đồ gen… Nối tiếp tích lũy mới thành công trong nghiên cứu, bà được Thủ tướng Chính phủ phong hàm Giáo sư vào năm 2009.
Nghiên cứu phải đam mê
Chia sẻ về những thành công hôm nay, GS-TS Nguyễn Thị Lang cho biết, đó là một quá trình cống hiến dài hơi cho khoa học từ nghiên cứu cơ bản đến chuyên sâu và ứng dụng thực tế. 
Để có được các giống lúa có tính năng nổi trội về khả năng sinh trưởng trong điều kiện đất phèn, thiếu lân, đạm, có khả năng chịu mặn cao, kháng rầy nâu, đặc biệt có khả năng phát triển tốt ở nhiều vùng, đạt năng suất cao, bà chọn giống lúa trời, dân gian gọi là “lúa ma” và bắt đầu từ việc cứu sống phôi, tạo gien, tạo giống, ứng dụng vào sản xuất - một chuỗi quá trình dài 25 năm...
Đến nay, GS-TS Nguyễn Thị Lang đã chọn tạo được 43 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia; trên 90 giống triển vọng, ứng dụng vào sản xuất cho 13 tỉnh ĐBSCL, miền Trung và miền Bắc.
Về công trình nghiên cứu vừa đạt giải Trần Đại Nghĩa, bà cũng không nghĩ rằng công trình của mình là 1 trong số 4 công trình khoa học vinh dự được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải, vì trước đến nay giải thưởng này chưa có tiền lệ về lĩnh vực nông nghiệp, nhưng bà cảm thấy rất vui, cảm động và trân trọng.
Trực tiếp giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên, GS-TS Nguyễn Thị Lang nhận thấy, sinh viên bây giờ học nghiên cứu nhưng không làm nghiên cứu mà chỉ giao sao làm vậy, không chịu khó tìm tòi. Theo bà, người nghiên cứu thì đi tới đâu cũng nghiên cứu được. “Trước đây, tôi đi dọc đường thấy lúa hoang là nhảy xuống nhổ liền, không đánh mất cơ hội; thấy giống lạ mang về trồng, lai tạo để tìm ra gien quý, tích lũy...”, bà nói.
Bà nhắn nhủ với thế hệ trẻ, để thành công trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, quan trọng là phải đeo đuổi sự nghiệp, phải liên tục mới thành công, nếu bỏ đầu này chạy đầu kia thì không bao giờ thành công; dù khó khăn cách mấy phải cố gắng đeo đuổi. Lấy bản thân mình làm ví dụ, khi đang làm Trưởng Bộ môn Di truyền và chọn giống thuộc Viện lúa ĐBSCL, thì năm 2006, chồng bà chuyển công tác lên TPHCM, lúc đó nếu bà bỏ cuộc đi theo chồng thì công việc nghiên cứu bỏ giữa chừng.
Bà quyết định ở lại để tiếp tục nghiên cứu, nhờ đó mới thành công như ngày hôm nay. Thế nên, GS-TS Nguyễn Thị Lang ví von, làm nghiên cứu như nhà văn phải đam mê và tùy hứng, khi ra nhiều sản phẩm, khi không ra được sản phẩm nào, vấn đề là quyết tâm theo đuổi đến cùng. Tuy nhiên, đôi lúc làm nghiên cứu khoa học cũng phải cứng rắn, phải “lì lợm” để bảo vệ quan điểm cá nhân, có cái riêng, cái mới của chính mình. 
Đến nay, dù đã nghỉ hưu ở Viện lúa ĐBSCL nhưng bà vẫn đam mê, nhiệt huyết với nghiệp nghiên cứu khoa học. Ngoài là Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học của Trường Đại học Cửu Long, giảng viên thỉnh giảng của Trường Đại học An Giang, bà còn thành lập Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao ĐBSCL (tọa lạc tại TP Cần Thơ), với vai trò là viện trưởng. Với bà, đam mê đã ăn sâu trong máu, việc nghiên cứu không khiến bà thấy mệt mỏi, mà còn lý thú hơn.
Phan Tín (SGGP)

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).