NÓI THẲNG: Cứu trợ miền Trung sợ nhất điều gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sạt lở đất, lũ lụt, và… từ thiện ở miền Trung là từ khóa tìm kiếm nhiều nhất – cả trên báo chính thống và mạng xã hội những ngày qua.

Cũng như lòng yêu nước được khơi dậy mãnh liệt khi đất nước lâm nguy, chiến tranh, giặc giã; lòng trắc ẩn thường được khơi dậy trong thiên tai, bão lũ.

Truyền thống đáng quý của dân ta là đùm bọc nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Nhưng buồn thay, lòng tốt đôi khi cũng bị chỉ trích đặt không đúng chỗ, thậm chí bị nghi ngờ và phê phán "làm màu"!

Từ thiện, trước hết xuất phát từ tâm hướng thiện. Hoạt động thiện nguyện có thể là sự đóng góp, trao gửi cho một người hay một nhóm bạn bè cùng chung chí hướng; hoặc tự mình trực tiếp đến những nơi cần hỗ trợ; hoặc qua tổ chức, đoàn thể…

Những ngày qua, trong lúc mưa lũ nhấn chìm nhiều thôn xã; trong lúc chính quyền còn nhiều lo toan chưa kịp trở bộ và đủ lực để ứng phó, thì các đoàn cứu trợ tự phát của dân đã kịp thời cứu đói (và cả cứu sống) cho nhiều nơi, nhiều người.

Hình ảnh những cá nhân, những nhóm thiện nguyện khắp các miền đất nước len lỏi qua các vùng bị lũ, bão; cứu trợ bằng đủ phương tiện và hình thức…không chỉ làm ấm lòng người dân vùng lũ, mà cả những người con xa quê đang ngóng về đồng bào, người thân của mình.

Nhưng sau những ngợi ca; một số "anh hùng bàn phím" bắt đầu nhìn lại và… đánh giá. Họ cho rằng hàng cứu trợ của các cá nhân hay đoàn thiện nguyện không đến được vùng sâu, vùng bị thiệt hại nặng…Có người còn nghi ngờ rằng, thiện nguyện của cá nhân nào đó hoặc nhóm người nào đó chỉ là một cuộc chơi, sự đánh bóng tên tuổi, làm màu...

Bạn đã tự hỏi, nếu là bạn, giữa lúc mưa bão tơi bời, lũ lụt có thể cuốn phăng cả những cây cầu, ngôi nhà thì bạn có dám ngồi lên chiếc thuyền nhỏ bé đi giữa mênh mong nước để làm từ thiện?

Bạn có dám tham gia trò chơi mà cả người thắng lẫn người thua đều có nguy cơ mất mạng?

Cũng không thể trách các cá nhân hay đoàn thiện nguyện tự phát chỉ "chạy vòng ngoài", đại trà mà không làm sâu, làm kỹ. Chuyện công bằng, cho dân cái "cần câu", đầu tư sâu hơn cho cuộc sống người dân sau lũ, trước hết đó là trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể địa phương. Cứu trợ thiện nguyện của nhân dân, ngẫm cho cùng vẫn là được gì tốt nấy. "Một miếng khi đói bằng gói khi no", gói mì tôm, cái bánh, chai nước… đến đúng lúc với người đang đói, rét mà chỉ chậm chút thôi là có thể buông tay, còn quý hơn vạn lần những lời hứa, còn quý hơn ngàn lần hành động của các "anh hùng cào bàn phím" để lên án, trách móc, phán xét người khác!

Ai cũng thấy (và mong) cứu trợ, cứu nạn…cần một lực lượng chuyên nghiệp. Nhưng là một đất nước có đặc thù nhiều thiên tai bão lũ, một sự chuẩn bị chuyên nghiệp cho nhân lực, trang thiết bị chuyên dụng cứu hộ cứu nạn như hiện nay vẫn còn thiếu và yếu. Nên hoạt động thiện nguyện nhân dân vẫn rất cần thiết.

Cũng không phủ nhận, ở ta đang thiếu những tổ chức từ thiện quy củ và tầm hoạt động chiến lược. Nhưng ngay giữa lúc nhà nước vẫn chưa thể bao phủ hết thì trước hết cần ghi nhận những tấm lòng thiện nguyện, tôn trọng truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc.

Ngay cả nếu có luật quản lý hoạt động từ thiện, thì cũng cần lưu ý truyền thống này.

Lòng tốt không đợi quyền, và từ thiện không thể dùng quyền để ép buộc.

Và lòng tốt không bao giờ ngã gục trước những lời đàm tiếu, càng không dung nạp sự táng tận lương tâm.

Bài: MINH HÀ; ảnh: Phước Tuần
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.