Nỗi nhớ ngày qua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã không ít lần ta gặp trong văn chương hình ảnh những buổi chiều khuấy động lên trong tâm can mỗi người con nỗi nhớ nhà da diết. Nào là cứ đến chiều chiều, ai đó lại một mình đau đáu nhớ thương trông về quê mẹ. Nào là lòng quê điệp điệp nỗi nhớ nhà tỏa lan cùng mênh mang sóng nước khi bóng chiều sa. Rồi đến một ngày, ta thấm thía được nỗi lòng khi chiều buông trong những trang thơ ấy. Những ngày thực sự xa nhà là những ngày đầu tiên trên giảng đường đại học, là những ngày mà khi kết thúc bài giảng, ta chọn cách nán lại thư viện, chăm chú làm việc để tránh cảnh hoàng hôn. Chẳng hiểu vì sao cái khoảnh khắc ngày tàn khi mới là sinh viên lại mang đến cho ta nỗi nhớ nhà nhiều đến như thế.
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Nhớ nhà. Nhà ở đây không chỉ là gia đình mà đúng hơn là tất cả những chốn bình yên đong đầy kỷ niệm với người ta thương và người thương ta. Bước vào môi trường mới, ta lạ lẫm hoang mang nên cần phải bấu víu vào một điểm tựa quen thuộc nào đó để bớt đi sự lạc lõng, chơi vơi. Vậy nên, ta chọn cách tìm lại kỷ niệm. Ta nhớ gia đình ta, một khoảng trời hạnh phúc, có ông bà, cha mẹ và các em vui vẻ nói cười bên bữa cơm gia đình. Ta nhớ bạn bè và cô giáo ta, nhớ những ngày nắng đẹp cùng nhau rong chơi mê mải trên con đường uốn cong viền quanh những triền đồi xanh thẳm, bên hồ nước lấp lánh có đàn vịt trắng đang bì bõm lội bơi. Rồi nhớ đến cái lạnh tê tái của mùa khô cao nguyên trong đêm Nguyên tiêu năm nào, cô trò chở nhau đi nghe ngâm thơ rồi ăn đêm bằng món canh rong biển nóng hổi. Dường như những hình ảnh bình yên, những khoảnh khắc vô âu vô lo ấy nếu ta lỡ chạm vào thì nó sẽ bời bời tiếp nối mãi không thôi.
Khi chưa đi xa thì nghĩ, thời đại công nghệ không tồn tại sự nhớ nhung, bởi cứ nhớ thì lôi điện thoại ra nhắn, mở máy tính lên video call. Nhưng thật ra, công nghệ cũng không thể khỏa lấp nổi khoảng không gian giữa hai đầu nỗi nhớ. Có những lần bàn phím ướt đi vì nỗi nhớ trào dâng. Có những ngày phải cúp máy giữa chừng vì cố giấu tiếng nấc nghẹn. Đến một lúc nào đó, không kìm nén được nhớ thương cháy bỏng, chỉ còn một cách là trở về. Có người hỏi sao ta cứ trở về hoài, ta chỉ cười, giả sử nếu không bị nỗi nhớ nhà nung nấu đến bỏng rát thì ta có trở về hay không?
Về nhà trong mấy ngày cuối tuần ngắn ngủi, thoáng chốc nỗi nhớ vơi đi. Rồi lại trở vào với việc học, nỗi nhớ lại ùa đến. Thấy thương cha mẹ vô kể. Mỗi lần ngồi trên xe rời đi là những kỷ niệm lại chơi vơi tiếp nối chẳng ngừng. Không thể ngủ yên, càng không thể ngăn dòng cảm xúc nhớ thương của mình tuôn trào trên má. Phải mất đúng một học kỳ ta mới vợi bớt đi nỗi nhớ nhà khôn nguôi. Lâu nhỉ! Một ngày nhìn lại, ta bỗng thấy ta mạnh mẽ vượt qua những giây phút yếu lòng.
Giờ đây, các em tân sinh viên đang háo hức nhập học. Bâng khuâng nghĩ lại mình cũng đã một thời như thế. Và chẳng biết, trong những khoảng lặng của ngày, những cô cậu sinh viên mới có mang những tâm trạng da diết như ta một thời?
NGUYỄN ĐỨC HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.