Nỗi lo thực phẩm bẩn dịp tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thực phẩm 'bẩn', bằng nhiều cách, vẫn len lỏi vào các chợ đầu mối, các chợ truyền thống và một số kênh phân phối khác. Và dù các cơ quan chức năng có kiểm soát chặt như thế nào đi nữa thì nguy cơ việc thực phẩm 'bẩn' lên bàn ăn của người dân vẫn hiển hiện.

 

 Kiểm tra ATTP ở một kho lạnh- ẢNH: DUY TÍNH
Kiểm tra ATTP ở một kho lạnh- ẢNH: DUY TÍNH


TP.HCM là nơi mà lượng thực phẩm được tiêu thụ có thể nói nhiều nhất nước. Mấy năm gần đây, cứ mỗi dịp cận tết, lãnh đạo Ban Quản lý (BQL) an toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM thường “vi hành” đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chợ đầu mối để giám sát ATTP. Cùng với đó, Ban cũng đã thành lập hàng chục đoàn kiểm tra với hơn 300 thanh tra viên tăng cường kiểm tra việc phân phối, kinh doanh, tiêu thụ những mặt hàng thực phẩm tết, như: rượu bia, bánh mứt, rau củ quả, trái cây; các loại thịt dùng để chế biến thực phẩm; các kho lạnh tích trữ thực phẩm để phục vụ tết... Điều này nhằm đảm bảo cho người dân TP.HCM có một cái tết an toàn.

Nhưng thực phẩm “bẩn”, bằng nhiều cách, vẫn len lỏi vào các chợ đầu mối, các chợ truyền thống và một số kênh phân phối khác. Và dù các cơ quan chức năng có kiểm soát chặt như thế nào đi nữa thì nguy cơ việc thực phẩm “bẩn” lên bàn ăn của người dân vẫn hiển hiện.

Chỉ tính riêng trong tháng 12.2020, Ban Quản lý ATTP đã ban hành 30 quyết định xử phạt vi phạm ATTP với tổng số tiền xử phạt gần nửa tỉ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là: cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có côn trùng (ruồi, gián...); phân mèo trong khu vực chế biến thức ăn; sàn kho đông bảo quản thịt bám bẩn, không có chế độ vệ sinh; khu vực kho chứa đựng bảo quản sản phẩm thành phẩm chưa vệ sinh; kệ bảo quản sản phẩm thành phẩm xuống cấp, gỉ sét, bong tróc; không có hồ sơ công bố sản phẩm...

Để có một cái tết an toàn, hãy là “người tiêu dùng thông minh” bằng cách chọn, mua thực phẩm ở những cơ sở uy tín. Đối với người kinh doanh, đừng vì món lợi trước mắt mà bán thực phẩm “bẩn” cho người tiêu dùng, hủy hoại sức khỏe đồng loại trước mắt và về lâu dài. Phía cơ quan quản lý cần kiểm soát gắt gao nguồn thực phẩm tết, kiên quyết xử lý mạnh tay với thực phẩm “bẩn”. Thậm chí, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự để răn đe những cơ sở kinh doanh, mua bán thực phẩm “bẩn” nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.

Theo Duy Tính (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...