Nỗi lo sau chuyện tình "xuyên quốc gia" đẹp như cổ tích ở vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sông mênh mông, sông hiền hòa với đôi bờ cây xanh biếc nối liền 2 đất nước hệt như những mối tình thầm lặng vẫn mỗi ngày đơm hoa kết trái giữa đại ngàn xanh thẳm. Tuy nhiên, đằng sau những mối tình đẹp nơi vùng biên là nỗi lo khó thành vợ thành chồng hợp pháp.

Dòng Pô Cô chảy qua địa phận Gia Lai chính là nơi chứng kiến và viết nên biết bao mối tình thơ mộng của những chàng trai, cô gái người Jrai thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.

Hầu hết những cặp đôi này yêu nhau, về sống chung, rồi sinh con đẻ cái mà không quan tâm đến việc đăng ký kết hôn. Có người hiểu biết về pháp luật, nhưng vì thiếu giấy tờ tùy thân, nên thủ tục đăng ký kết hôn cứ kéo dài mãi vẫn không hoàn tất. Thậm chí nhiều cặp vợ chồng còn không biết mình không phải là vợ chồng hợp pháp cho đến khi con cái đủ tuổi đi học.

 

Gia đình anh Rơ Mah Thuêng và chị Ksor Lei.
Gia đình anh Rơ Mah Thuêng và chị Ksor Lei.

Chuyện tình đẹp vùng biên

Cách trung tâm thành phố gần 100 km, xã Ia O (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) là một trong những xã nghèo vùng biên. Đây lại chính là nơi bắt nguồn cho những chuyện tình “xuyên biên giới” lãng mạn như truyện cổ tích.

Tại làng Jep (xã Ia O), vợ chồng chị Ksor Bsin (người làng Jep) và anh Rơ Châm Blon (người Campuchia) “nổi tiếng” nhờ chuyện tình yêu vượt qua khoảng cách không gian, để cùng xây nên ngôi nhà hạnh phúc đầy ắp tiếng cười trẻ thơ.

Ksor Bsin là chị cả trong một gia đình có 5 người con. Cha mẹ mất sớm, 13 tuổi, chị Bsin đã trở thành trụ cột trong gia đình. Nhà nghèo, thương các em đang tuổi ăn tuổi lớn, chị một thân một mình lặn lội sang đất Campuchia buôn bán, xoay xở đủ đường để nuôi các em.

Nhớ lại những tháng ngày cơ cực, bữa no bữa đói tằn tiện, tích góp từng đồng bạc để gửi về cho các em, chị không khỏi bùi ngùi. Năm tháng trôi đi, khi những đứa trẻ đã đến tuổi trưởng thành, biết tự lo cho bản thân cũng chính là lúc chị Bsin quay trở về quê hương để tìm bến đỗ cho mình.

Tuy nhiên cuộc hôn nhân đầu tiên chẳng trọn vẹn như chị mơ ước. Khi đứa con đầu lòng chào đời cũng là lúc vợ chồng chị đường ai nấy bước. Chán nản, bế tắc, chị ôm con qua đất Campuchia một thân một mình tiếp tục buôn bán kiếm tiền nuôi con.

Như duyên trời định, tại đây, trong một lần ngồi bán cá bên đường, chị đã gặp anh Rơ Châm Blon, một chàng trai làm nghề lái xe mang Quốc tịch Campuchia. Kể lại “tình yêu sét đánh”, chị Bsin ngại ngùng:

“Ngay lúc đầu tiên nhìn thấy nó (anh Rơ Châm Blon - P.V), mình đã ưng cái bụng lắm rồi. Nhưng nghĩ mình đã qua một lần chồng, lại đã có con nên chẳng dám nghĩ đến chuyện bắt nó về làm chồng. Sau đó mình bỏ về Việt Nam, không ngờ vài tháng sau nó theo mình về”.

Anh Blon chia sẻ thêm, anh cũng trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, sau đó “gà trống” nuôi hai đứa con. Sau lần vô tình ghé lại hàng cá của chị Bsin, anh như tìm được cảm giác yêu thương mất đi đã quá lâu kể từ sau khi cuộc hôn nhân tan vỡ. Anh quyết định dắt 2 con về Việt Nam tìm “người trong mộng” và tự nguyện để chị “bắt” làm chồng.

Vài năm sau khi đã tìm hiểu kỹ, chị Bsin cưới anh Blon theo tục "bắt chồng" của người đồng bào Jrai. Hai vợ chồng cũng thịt một con heo mời hai làng ở Việt Nam và Campuchia chung vui 1 ngày 1 đêm theo phong tục để anh Blon sang ở rể ở Việt Nam.

Hiện nay, sau 7 năm chung sống, anh chị đã có thêm 2 người con. Từ khi lấy nhau, anh chị luôn chăm chỉ chú tâm vào làm kinh tế và nuôi dạy các con, căn nhà lúc nào cũng rộn tiếng cười.

Tại làng Kom II (thuộc xã Ia O), vợ chồng anh Rơ Mah Thuêng (SN 1982, Quốc tịch Campuchia) và chị Ksor Lel (SN 1987, làng Kom II, xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cũng có chuyện tình lãng mạn nơi biên giới. Giống như vợ chồng anh Blon, chị Bsin, họ cũng tìm thấy hạnh phúc sau cuộc hôn nhân đầu không trọn vẹn.

Theo lời anh chị kể, trong một lần tham dự lễ bỏ mả họ hàng tại xã Ia O, anh Rơ Mah Thuêng đã phải lòng ánh mắt cô gái Việt, khiến anh phải nhiều lần quay trở lại mảnh đất này theo tiếng gọi của con tim.

Ái ngại vì hoàn cảnh bất hạnh khi người vợ trước không may qua đời, nên dù thích chị Ksor Lel, anh Thuêng cũng không dám nghĩ đến chuyện thổ lộ tình cảm cho chị biết. Mãi về sau, khi dò hỏi bà con trong làng và được biết chị Lel cũng từng qua một lần đò, hiện một mình nuôi con gái, anh mới mạnh dạn ngỏ lời.

Vài ba mùa lúa trôi qua, người qua kẻ lại thăm nom nhau giữa 2 nước Việt - Campuchia đều đặn. Khi tình cảm chín muồi cũng là lúc chị Lei quyết định qua nước bạn ra mắt gia đình anh và ngỏ ý bắt anh về làm chồng trong sự ủng hộ của người thân và bà con trong làng.

Hiện mỗi ngày chị Lel vẫn chăm chỉ đi cạo mủ cao su, còn anh Thuêng làm nương rẫy, tăng gia sản xuất để ổn định kinh tế, nuôi dạy các con. Cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng anh chị vẫn giữ mái ấm hạnh phúc bên những người con của mình.

Trong những mối tình đẹp nơi vùng biên, không thể thiếu gia đình anh Kpuih Bỗ (27 tuổi, Quốc tịch Campuchia) và chị Siu H'Găng (29 tuổi, làng Sơn, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). Cả làng Sơn ai cũng nhắc đến gia đình anh chị như những người thân thiết của mình, bởi lối sống chan hòa, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

Anh Kpuih Bỗ bồi hồi nhớ lại phiên chợ xuân biên giới năm 2007, trong lần xuống chợ, anh vô tình bắt gặp nụ cười thiếu nữ Việt hồn nhiên bên nhóm bạn, khiến anh ngơ ngẩn chẳng thiết mua sắm gì, chỉ âm thầm đi theo “người đẹp”. Mãi đến lúc chợ tan, chuẩn bị ra về anh mới đánh liều chạy lại làm quen và xin số điện thoại.

Chị H’Găng e thẹn tiếp lời chồng: “Lúc ấy mình bất ngờ lắm nhưng cũng ưng cái bụng vì nhìn nó (anh Kpuih Bỗ - PV) thật thà, vậy là mình cho nó số điện thoại. Ngày ấy cũng nhiều đứa con trai trong làng đến dưới chân cầu thang nhà mình lắm, nhưng mình ưng cái bụng thật thà của nó rồi nên chỉ nói chuyện với nó thôi. Rồi một năm sau mình qua Campuchia bắt nó về Việt Nam làm chồng”.

Hồn nhiên “ưng nhau thì về ở với nhau”

 

Anh Kpuih Bỗ và chị Siu H’Găng.
Anh Kpuih Bỗ và chị Siu H’Găng.

Và còn nhiều những chuyện tình đẹp như thế. Nhưng hầu hết những cặp đôi này yêu nhau, về sống chung, rồi sinh con đẻ cái mà không quan tâm đến việc đăng ký kết hôn. Có người hiểu biết về pháp luật, nhưng vì thiếu giấy tờ tùy thân, nên thủ tục đăng ký kết hôn cứ kéo dài mãi vẫn không hoàn tất. Thậm chí nhiều cặp vợ chồng còn không biết mình không phải là vợ chồng hợp pháp cho đến khi con cái đủ tuổi đi học.

Như trường hợp chị Ksor Bsin. Chị tâm sự: “Mình với nó ưng nhau thì về ở với nhau thôi. Trong giấy khai sinh mấy đứa con chỉ có tên mình thôi, không có tên cha”.

Suốt 7 năm hai anh chị chung sống, anh Blon - chồng chị dù đã tách khẩu ở Campuchia đưa cho công an xã để làm hộ khẩu tại Việt Nam, nhưng đến giờ vẫn chưa làm xong vì không đủ giấy tờ tùy thân.

Còn vợ chồng Siu H'Găng thì vẫn đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục để đăng ký kết hôn, dù cả hai đã có với nhau đến mấy mặt con.

Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh năm 2016 về tình hình phụ nữ người dân tộc thiểu số lấy chồng người Campuchia tại các huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, có 57 trường hợp phụ nữ người dân tộc thiểu số kết hôn với người Campuchia, tập trung chủ yếu của 2 huyện: Đức Cơ, Ia Grai. Trong đó có 21 trường hợp chưa đăng ký kết hôn.

Trong số 21 trường hơp đó có 15 cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn được vì người chồng mang quốc tịch Campuchia nhưng lại không có giấy tờ tùy thân, còn một số cặp khác vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Bên cạnh việc theo sát chăm lo cho đời sống vật chất của bà con, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vẫn thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh tổ chức những buổi tuyên truyền về hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại các xã biên giới để hướng dẫn cho bà con tất cả các thủ tục và quyền lợi của việc đăng ký kết hôn.

Người dân sống ở biên giới các huyện Ia Grai, Đức Cơ… đa số đều là người dân tộc Jrai, cùng chung phong tục, tập quán, khi "ưng cái bụng" là những người con gái chủ động "bắt chồng" về ở rể.

Do trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều trường hợp sống với nhau hơn chục năm và có mấy mặt con, nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn, gây khó khăn cho các cấp chính quyền trong công tác quản lý và đảm bảo các quyền lợi cho các cặp vợ chồng và con cái họ.

Ông Rơ Châm Keo, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai chia sẻ: “Thực tế, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng rất đơn giản, nhưng vì một số cặp vợ chồng không có giấy tờ tùy thân.

Hơn nữa, một bộ phận bà con dân tộc thiểu số còn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc đăng ký kết hôn nên còn thờ ơ, chậm trễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ, chồng và các con khi đến độ tuổi đến trường”.

Theo phapluat

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…