Nối lại đường bay Hồng Kông - Hà Nội sau gần 3 năm gián đoạn

Vietnam Airlines hôm nay 11-12 đã nối lại đường bay Hồng Kông - Hà Nội sau gần 3 năm gián đoạn do dịch COVID-19.

Chuyến bay số hiệu VN 593 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) khởi hành từ Hồng Kông (Trung Quốc) đi Hà Nội chiều 11-12 đã đánh dấu chuyến bay thường lệ đầu tiên giữa hai thành phố sau gần 3 năm gián đoạn do dịch bệnh.

Trong thời gian đầu, Vietnam Airlines sẽ khai thác trở lại đường bay Hồng Kông - Hà Nội với tần suất 3 chuyến khứ hồi/tuần vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, Chủ Nhật.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Hồng Kông, Trưởng Chi nhánh Vietnam Airlines tại Hồng Kông, ông Ngô Trí Hưng cho biết Hồng Kông là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ năm vào Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều luôn đạt tăng trưởng 2 chữ số trong những năm qua. Ngoài ra, Hồng Kông là một trong những trung tâm tài chính, đồng thời là trung tâm trung chuyển hàng không lớn nhất thế giới. Trước dịch bệnh, nhu cầu đi lại giữa Việt Nam và Hồng Kông rất cao, khoảng 15-18 chuyến bay mỗi ngày. Sau khi Hồng Kông thông báo nới lỏng các biện pháp phòng dịch, việc đi lại của hành khách cũng thuận tiện hơn, nên Vietnam Airlines đã quyết định nối lại đường bay Hồng Kông - Hà Nội.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam mở lại các chuyến bay thương mại thường lệ. Theo ông Ngô Trí Hưng, các chuyến bay của Vietnam Airlines sẽ tạo cầu nối thuận tiện hơn nữa cho giao thương, đầu tư và du lịch giữa Việt Nam và Hồng Kông. Vietnam Airlines sẽ cân nhắc tăng tần suất đường bay khi các chính sách phòng, chống dịch bệnh của Hồng Kông dần được nới lỏng hơn nữa.

Các chuyến bay khứ hồi giữa Hồng Kông - Hà Nội của Vietnam Airlines tạm thời bị gián đoạn từ ngày 6-2-2020 do chính sách phòng, chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt của Hồng Kông. Vietnam Airlines đã nối lại đường bay Hồng Kông - TP HCM từ tháng 3-2022, sau đó nối chuyến ra Hà Nội và đã tăng tần suất vào cuối tháng 11-2022.

Trước đó, hôm 9-12, Chuyến bay VN 502 khởi hành từ TP HCM đi Quảng Châu đánh dấu chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc sau gần 3 năm dừng bay vì COVID-19.

Trong giai đoạn đầu, Vietnam Airlines sẽ nối lại 3 đường bay đến Trung Quốc bao gồm giữa TP HCM và Quảng Châu từ ngày 9-12, khởi hành vào thứ Sáu hàng tuần; giữa Hà Nội và Thượng Hải từ ngày 12-12 với tần suất 2 chuyến/tuần vào thứ Hai, thứ Sáu; giữa TP HCM với Thượng Hải từ ngày 14-12, khởi hành vào thứ Tư hàng tuần.

 

Chính quyền Hồng Kông đã áp dụng chính sách nhập cảnh theo công thức "0+3" (hành khách sẽ cách ly tại nơi cư trú 3 ngày) từ ngày 26-9. Trước khi lên máy bay, hành khách chỉ cần xuất trình hình ảnh kết quả xét nghiệm nhanh âm tính. Sau khi đến Hồng Kông, hành khách sẽ được làm xét nghiệm axit nucleic tại sân bay và xét nghiệm axit nucleic trong ngày đầu tiên. Từ ngày 9-12, thời gian xét nghiệm nhanh đối với người nhập cảnh cũng được rút ngắn từ 7 ngày xuống còn 5 ngày.

Theo Dương Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đường trăm tỷ xuống cấp nghiêm trọng

Đường trăm tỷ xuống cấp nghiêm trọng

(GLO)- Tuyến đường từ thị trấn Đak Đoa đến xã Ia Băng (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Ở một số đoạn, mặt đường bị bong tróc, chi chít ổ gà, ổ voi gây bức xúc dư luận.

Trên 1.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng

Trên 1.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng

(GLO)- Dự án Đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, cấp quyết định chủ trương đầu tư là Quốc hội, cấp quyết định đầu tư dự án là Thủ tướng Chính phủ. Dự án này có tổng mức đầu tư trên 1.900 tỷ đồng.
Để giao thông là động lực phát triển

Để giao thông là động lực phát triển

(GLO)- Những năm qua, hệ thống giao thông của tỉnh Gia Lai được quan tâm đầu tư. Đến nay, mạng lưới giao thông dần được hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, để tạo “đòn bẩy” cho nền kinh tế thì các ngành, các cấp cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho hạ tầng giao thông.

Cần điều chỉnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Cần điều chỉnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất

(GLO)- Các trường hợp thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và lợi ích quốc gia, công cộng là cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi thấy, sửa đổi Luật Đất đai lần này cần có quy định cụ thể trong một số trường hợp, đó là việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.