Nỗi đau da cam - Nỗi đau không thể nói hết bằng lời!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những người con sinh ra trong thời bình vẫn phải mang trên mình nỗi đau chiến tranh; những ông bố, bà mẹ tóc đã bạc trắng vẫn cặm cụi, chăm bẵm từng ngày cho những đứa con không nguyên vẹn hình hài, trí tuệ... Ở rất nhiều gia đình, chất độc da cam đã truyền đến đời thứ 3...

Chúng tôi đã nhiều lần rơi nước mắt khi tiếp xúc, nghe những câu chuyện về cuộc sống đầy bi đát của những gia đình có nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Càng không thể cầm lòng khi nghe những "nỗi sợ" của những ông bố, bà mẹ có con bị nhiễm chất độc da cam. Họ sợ một mai khi mình nằm xuống, số phận những người con dị tật sẽ thế nào? Bởi vậy họ khao khát được sống thật lâu để có thể chăm bẵm cho những người con thiệt thòi.

 

Vợ chồng ông Trâm sinh được 5 người con thì 4 người bị nhiễm chất độc hóa học.
Vợ chồng ông Trâm sinh được 5 người con thì 4 người bị nhiễm chất độc hóa học.

Di chứng kinh hoàng từ chất độc da cam

Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày quân đội Mỹ ngừng rải chất độc hóa học xuống Việt Nam (tháng 4-1971), nhưng hậu quả của chất độc da cam/dioxin vẫn ngày đêm đè nặng, tàn phá nhiều gia đình tại Việt Nam. Quảng Trị là một trong những địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề của thứ chất độc quái ác này.

Theo thống kê của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh Quảng Trị có 8.208 hộ có người nhiễm chất độc hóa học, với 15.485 nạn nhân; trong đó hộ có 2 nạn nhân trở lên là 4.965 hộ.

Trong 15.485 nạn nhân mới chỉ có gần 3.000 người tham gia kháng chiến được hưởng chế độ chất độc da cam, số còn lại mới chỉ được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng rất ít ỏi.

Về xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị hỏi gia cảnh của vợ chồng ông Trần Văn Trâm, hầu như ai cũng biết. Ông Trâm có 5 người con thì 4 đứa bị nhiễm chất độc hóa học.

Sinh sống ở vùng trọng điểm rải chất độc hóa học của quân đội Mỹ, những đứa con của ông lần lượt sinh ra đều mang trên mình dị tật. Hàng ngày vợ chồng ông Trâm phải chăm bẵm, săn sóc, lo sinh hoạt cá nhân cho những đứa con tật nguyền đáng thương. Ở cái tuổi gần đất xa trời, vợ chồng ông luôn trăn trở nếu lỡ sau này cả 2 ông bà mất đi, những đứa con tội nghiệp sẽ không có ai cưu mang, nuôi dưỡng.

Nuốt đắng cay vào lòng, ông Trâm tâm sự: “Ban đầu sinh con ra chúng đều mạnh khỏe nhưng sau đó mới phát hiện bị dị tật mà không hiểu nguyên do. Mãi đến khi các con lớn lên mới biết chúng bị nhiễm chất độc hóa học. Dù cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng vợ chồng tui cũng động viên nhau phải cố gắng nuôi con được ngày nào hay ngày đó. Thương con lắm nhưng đã rơi vào tình cảnh này thì cũng phải cố gắng để vượt qua chứ biết cậy nhờ ai được bây giờ”.

Ngược lên vùng Cùa, xã Cam Nghĩa, chứng kiến trường hợp của ông Nguyễn Văn Lộc và bà Lê Thị Mít nhiều người phải rơi nước mắt.

30 năm qua, không quản sớm khuya, 2 phận già cặm cụi chăm sóc cho 2 người con bị chất độc da cam. Thời kỳ kháng chiến, ông Lộc, bà Mít hăng hái tham gia lực lượng dân quân du kích địa phương. Khi trở về đời thường, vợ chồng ông phải chịu đựng nỗi đau quá lớn: Người con trai đầu bị nhiễm chất độc da cam và đã mất khi vừa tròn 4 tuổi. Hai người còn lại là Nguyễn Văn Lanh (SN 1982) và Nguyễn Văn Trường (SN 1988) cũng đang quằn quại trong nỗi đau đớn thể xác và tinh thần.

 

Bà Lê Thị Mít chăm sóc cho đứa con trai bị tàn tật.
Bà Lê Thị Mít chăm sóc cho đứa con trai bị tàn tật.

“Thấy con mỉm cười mình cũng hạnh phúc”

Cũng từng tham gia phục vụ chiến đấu và cũng gánh chịu nỗi đau do ảnh hưởng chất độc da cam, ông Nguyễn Văn Tân (thôn Phương An 2, xã Cam Nghĩa) có con gái là Nguyễn Thị Thùy Linh bị tàn tật. Việc đi lại của Linh khó khăn và phải nhờ cha, mẹ hỗ trợ.

Sinh được 3 người con, dù vất vả nhưng ông Tân cũng cố gắng làm lụng, chăm bón ruộng nương để đảm bảo cuộc sống và nuôi các con khôn lớn. Ông Tân nói: “Hiện kinh tế gia đình không mấy dư dả nhưng cũng tạm đủ sống. So với các nạn nhân khác mình cũng có chút may mắn hơn khi con cái không phải nằm liệt giường. Mỗi ngày được thấy con cười thì vợ chồng tui cũng hạnh phúc lắm rồi. Mình phải biết động viên gia đình để vượt qua nỗi đau chứ không biết làm gì hơn”.

Ông Nguyễn Văn Hà, Bí thư Đảng ủy xã Cam Chính cho biết, toàn xã có 27 đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Trong đó có 11 trường hợp nặng và đặc biệt nặng, 16 trường hợp nhẹ cùng hàng chục trường hợp di chứng sang con cái.

Ông Hà cho hay, ngoài các đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến được hưởng chế độ chất độc da cam, số còn lại chỉ được hưởng trợ cấp xã hội với số tiền khá ít ỏi, không đủ cho cuộc sống. Trong khi đó, những nạn nhân da cam là những đối tượng đã chịu quá nhiều đau đớn.

Còn tại xã Cam Nghĩa, theo Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nguyễn Anh Hai, trong 7 thôn của xã đều có người bị nhiễm chất độc da cam. Hiện toàn xã có gần 400 người đang mang trên mình dị tật, dị dạng, các bệnh về não, mắt… Các thôn như: Phương An, Bảng Sơn, Nghĩa Phong có số lượng nạn nhân nhiều nhất xã. Điển hình là thôn Phương An có tới 30 người bị nhiễm chất độc; trong đó có 4 người nằm liệt giường nhiều năm, với thân xác da bọc xương, dị hình, dị dạng. Tuy nhiên, cả xã mới chỉ có gần 50 người đang hưởng chế độ trợ cấp chất độc da cam…”.

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null