Nơi đâu chỉ đến một lần…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày còn nhỏ, tôi biết đến Gia Lai qua lời kể của chú tôi, khi ấy là công nhân của Công ty Cà phê 331. Nhiều hôm, sau khi học bài xong, tôi nán lại bên bàn học viết thư gửi chú. Sau mỗi lần gửi thư đi là tôi lại thấp thỏm chờ hồi âm để nghe chú kể về nơi chú đang sống. Thi thoảng trong thư chú còn gửi kèm những tấm ảnh hồ Diên Hồng, Biển Hồ hay bức ảnh người mẹ địu con đeo gùi xuống chợ… khiến tôi tò mò muốn khám phá Gia Lai quá đỗi.
Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
Gia Lai trong tưởng tượng của tôi là một nơi đầy kỳ bí, nơi có những cánh rừng tít tắp nhìn đến mỏi mắt, đêm xuống thú rừng lạc bầy nhầm đường xuống tận phố… Tôi ngây ngô hỏi chú “Người ta đi lại bằng voi phải không chú?”. Chú cười: “Ừ, lên đây với chú mà xem voi!”.       
Mãi cho đến khi tốt nghiệp đại học, tôi mới được ba mẹ đồng ý cho lên Gia Lai chơi thăm chú. Nói là thăm chú nhưng thực ra đó chỉ là cái cớ để tôi được đi chơi, được khám phá miền đất mà trong trí tưởng tượng của tôi là nơi có nhiều lắm những điều để chiêm nghiệm.
Thế rồi, tôi nào chỉ đến Gia Lai một lần rồi về! Tôi gắn bó với mảnh đất này đến giờ. Gia Lai đã thực sự trở thành quê hương thứ hai của tôi khi tôi có thêm gia đình nhỏ của riêng mình. Nơi này đã cưu mang tôi ngót cũng 10 năm có lẻ. Và lạ là, cứ đi đâu vài ngày thôi lại muốn về. Bạn bè tôi bảo “Ở đó có gì mà mày phải tha thiết thế. Mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì bụi đỏ mịt lối!”. Vì bạn chỉ đến chơi mà chưa thực sự sống nơi đây chăng. Với những người đã gắn kết cuộc đời mình với vùng đất cao nguyên này thì dường như cái màu đỏ ngầu của đất đỏ bazan là thứ không thể thiếu. Ấy là sự sống, là nguồn dưỡng chất cho cây kết trái, là nơi dung dưỡng, nâng đỡ bao phận đời. Đến cả giọt mồ hôi của bà của mẹ, của cả nụ cười con trẻ cũng lấm màu đất đỏ, sao chẳng yêu cho được!
Hồi tôi mới lên Gia Lai, mới đầu mẹ nhất quyết không đồng ý để tôi ở lại đây làm việc. Có lẽ vì trước đó mẹ chưa bao giờ đến Tây Nguyên và trong tưởng tượng của mẹ vẫn còn đâu đó những câu chuyện về việc bùa ngải, thú dữ. Tôi thuyết phục bằng cách gửi cho mẹ xem bức hình về thành phố với những ngôi nhà cao tầng khang trang và cả cánh đồng xanh mướt hiền hòa... Dần dà mẹ cũng xuôi theo.
Tôi sống ở phố nhưng mỗi khi có dịp cả nhà tôi thường ngược về vùng thôn dã. Tôi thả chân trần dắt con dọc theo những hàng hồ tiêu mùa quả chín. Màu đỏ quả chín hòa lẫn trong màu xanh của lá dưới cái nắng trong vắt của trời xuân, xen lẫn là đôi chú bướm vàng chấp chới ẩn hiện. Thả lỏng người, tôi hít những hơi thở thật sâu như để bao nhiêu hương hoa, tinh túy của cái đẹp sẽ căng phồng nơi lồng ngực mình. Vườn quê không khói bụi, không chen chúc chật chội, cũng không vội vàng tiếng mẹ giục con mỗi sáng cho kịp giờ, mùi của gió như gom đủ thứ mùi thơm của cây trái, hoa lá, đất cỏ… Tôi cứ thế chậm rãi thưởng thức mùi gió hiền nơi vườn quê. 
Gia Lai mùa này đẹp lắm! Nắng như vén bầu trời cao và xanh thêm. Loài bướm vàng bắt đầu chấp chới trên những bông hoa dại. Chút nữa thôi, những con ong cần mẫn trên cánh hoa sẽ góp mật cho đời, những chú bướm vàng bay thành đàn chấp chới dưới cái nắng xuân dịu dàng… Đó là dịp tuyệt vời cho những ai đến Tây Nguyên để trải nghiệm, thưởng thức cái đẹp của vùng đất này. Tây Nguyên là thế! Gia Lai là thế! Luôn dịu dàng và rất đỗi cuốn hút...
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.