Nô lệ tình dục thời hiện đại - Mafia, tiền và máu - Kỳ 7: Phận 'gái bán hoa' thời COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi đề cập đến các công việc bị ảnh hưởng trong đại dịch COVID-19, người ta thường nói đến những nghề như nhà hàng, quán ăn, rạp chiếu phim, tài xế chứ ít ai nghĩ về các cô gái "bán hoa".

Hộp đêm ở Yangon (Myanmar), nơi thường diễn ra trò ngã giá mua vui qua đêm - Ảnh: FLICKR
Hộp đêm ở Yangon (Myanmar), nơi thường diễn ra trò ngã giá mua vui qua đêm - Ảnh: FLICKR
Bọn môi giới mại dâm lợi dụng họ để làm giàu nên đối xử với họ như cái máy rút tiền. Khi máy hết tiền, chúng bỏ đi nơi khác.
ALBERTO MOSSINO
Họ là một trong những thành phần xã hội dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh các nước áp dụng biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh.
Tiền để sống và tiền trả tiền nhà
Tại Québec (Canada), khi đại dịch bùng phát, các cô gái làng chơi lâm vào ngõ cụt. Không những họ không thoát ra khỏi lầu xanh mà thậm chí còn lún sâu trong đó. Isabelle cứ tưởng đã có thể từ bỏ cái nghề "buôn phấn bán son", nhưng trước cái đói và tiền bạc cạn kiệt không đủ trả tiền thuê nhà, cô phải cắn răng bắt mối với hai khách hàng cũ để "đi khách" hằng tuần.
Một phụ nữ giấu tên nghẹn lời bộc bạch với báo Le Devoir: "Tôi muốn dừng lại nhưng không thể. Tôi thiếu 200 đôla (Canada) mỗi tháng để thanh toán hóa đơn. Mỗi lần đi khách là một lần khổ. Tôi đã nôn thốc nôn tháo trước khi khách hàng đến và sau khi anh ta rời đi. Mọi người phải xem chúng tôi là con người chứ. Tôi đâu phải là con khốn. Tôi không muốn làm chuyện này cả đời".
Bà Diane Matte, người sáng lập tổ chức Chung tay đấu tranh chống bóc lột tình dục ở Québec, nhận xét: "Cứ đến ngày đầu tháng, nhiều cô không đủ khả năng trả tiền nhà hoặc tiền ăn. Chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi từ các cô muốn tìm cách thoát khỏi cảnh bán thân". Cảnh sát địa phương cũng tìm cách giúp các cô chỗ ở và thức ăn. Anh cảnh sát viên Ghislain Vallières giải thích: "Chúng tôi lập quỹ với dự tính đủ sức chi trả sáu tuần nhưng mới bốn tuần thì đã hết sạch tiền".
Các cô gái "bán hoa" ở Ý cùng chung số phận. Các tình nguyện viên, nhân viên xã hội và các tổ chức phi chính phủ ở Ý ghi nhận trong thời gian phong tỏa nghiêm ngặt do đại dịch COVID-19, hàng ngàn phụ nữ Nigeria bị ép làm gái mại dâm ở Ý đã bị các băng nhóm buôn người bỏ rơi. Trong hoàn cảnh không thức ăn cũng như không tiền bạc để trả tiền thuê nhà, nhiều cô phải tìm đến các tổ chức thiện nguyện mong kiếm được túi gạo hoặc ổ bánh mì cầm hơi.
Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ước tính trong hàng chục ngàn phụ nữ Nigeria di cư đến Ý trong mấy năm gần đây, hơn 80% đã trở thành nạn nhân của bọn kinh doanh tình dục. Họ phải "bán trôn nuôi miệng" để trả món nợ vượt biên có khi lên tới 40.000 euro. Do đang làm công việc bất hợp pháp, họ không thể lãnh tiền hỗ trợ dịch bệnh hay tiền trợ cấp thất nghiệp của nhà nước.
Ông Alberto Mossino - chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận PIAM Onlus ở Ý (chuyên giúp đỡ phụ nữ nhập cư hòa nhập xã hội) - cảm thán: "Dưới mắt bọn kinh doanh tình dục, những phụ nữ này là loại người hạ đẳng. Bọn môi giới mại dâm lợi dụng họ để làm giàu nên đối xử với họ như cái máy rút tiền. Khi máy hết tiền, chúng bỏ đi nơi khác".
Các chuyên gia chống buôn người ghi nhận các băng nhóm kinh doanh tình dục ở Ý đã thay đổi thủ đoạn trong đại dịch. Trước đây, các cô gái mại dâm Nigeria phải chịu sự quản lý chặt chẽ của các má mì. Còn bây giờ do COVID-19, họ bị quản lý từ xa. Với nguồn lợi nhuận khổng lồ từ kinh doanh thân xác phụ nữ và để tránh bị bắt, một số má mì ở Ý chạy sang Pháp hay Đức, đồng thời bố trí người ở lại kiểm soát và sẵn sàng trừng phạt nếu các cô gái Nigeria không làm việc.
Thân phận gái ăn sương ở Mỹ cũng như châu Âu. Tổ chức Liên minh chấm dứt nô lệ và buôn người (ATEST) đánh giá điều kiện sống của các nạn nhân buôn người đang trở nên tồi tệ hơn vì họ bị bọn buôn người kiểm soát dễ dàng hơn trong bối cảnh phong tỏa. Tổ chức chống buôn người Polaris ghi nhận số nạn nhân tìm nơi cư trú khẩn cấp để thoát khỏi bọn buôn người tăng gần gấp đôi trong tháng 4-2020 so với tháng trước (thời điểm số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ ngấp nghé 1 triệu người).

Các cô gái “bán hoa” Nigeria hành nghề ở Ý lúc đại dịch chưa bùng phát - Ảnh: parismatch.com
Các cô gái “bán hoa” Nigeria hành nghề ở Ý lúc đại dịch chưa bùng phát - Ảnh: parismatch.com
Tiền bán thân xác cũng bị ma cô ăn chặn
Tại Myanmar, một số cô gái "bán hoa" có thể mày mò tìm khách hàng trên mạng song số khách hàng không nhiều và không có gì bảo đảm sẽ an toàn. Cô Ma Cho Thet đã kể lại trên báo Myanmar Times rằng nếu không có chủ bảo vệ, cô có nguy cơ bị khách hàng cưỡng bức hoặc bị giết chết.
Báo Le Petit Journal (Pháp) ghi nhận trong bối cảnh dịch bệnh, thu nhập của các cô gái hành nghề như Ma Cho Thet đã giảm sút rõ rệt do nhu cầu không cao như trước. Giá bình thường từ 15.000-30.000 kyat (từ 250.000-500.000 đồng VN) nay đã giảm chỉ còn 5.000 kyat (85.000 đồng VN). Trong khi đó, đội ngũ hành nghề ngày càng đông vì một số lao động bị sa thải do dịch bệnh phải nhắm mắt đưa chân bất chấp có thể bị phạt tiền và phạt tù. Hoàn cảnh của họ càng thêm bức bối khi tiền bị bọn môi giới ăn chặn.
Cô Khin Nyein New, thành viên mạng lưới Lao động tình dục ở Myanmar (SWIM), giải thích: "Bọn ma cô biết mại dâm là bất hợp pháp, vì vậy chúng chặn lấy phân nửa tiền khách trả cho chúng tôi. Chúng còn chặn không cho chúng tôi ra khỏi nhà khi biết chúng tôi đi kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện".
Chuyên gia Rebecca Miller, nhà điều phối khu vực về buôn người và buôn lậu người di cư ở Đông Nam Á - Thái Bình Dương của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC), nhận xét: "Nhìn bên ngoài cứ tưởng các biện pháp bắt buộc cách ly, giới nghiêm, phong tỏa, hạn chế đi lại, hạn chế hoạt động kinh tế và đời sống công cộng có thể ngăn chặn tội phạm. Trên thực tế các biện pháp này đã đẩy bọn tội phạm rút vào hoạt động bí mật". 
Từ đó, công tác theo dõi hoạt động buôn người càng khó khăn hơn, đặc biệt tại Đông Nam Á. Đây là khu vực có nhiều tuyến biên giới khó kiểm soát, nạn thất nghiệp cao và nhu cầu cung ứng lao động lúc nào cũng có.
Bà Miller lưu ý ngay cả trước COVID-19, công tác theo dõi nạn buôn người đã rất vất vả, đa phần do không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định nạn nhân. Thông thường nạn nhân ngại tiếp xúc với chính quyền hoặc xin giúp đỡ, đặc biệt khi đang cư trú lậu ở nước sở tại. Một khi nạn nhân bị đưa qua biên giới, khó khăn càng thêm chồng chất vì cảnh sát không thể lập hồ sơ và bắt giữ bọn buôn người ở nước ngoài. 
Bà giải thích: "Quan trọng nhất là đại dịch đã làm cho tình trạng bất bình đẳng về kinh tế và xã hội càng trở nên trầm trọng trong khi đây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nạn buôn người".
Ngày 5-5, UNODC đã công bố báo cáo với tựa đề "Tác động của đại dịch COVID-19 đối với nạn buôn người". Báo cáo ghi nhận do các nước áp dụng các biện pháp chống dịch lây lan nên các nạn nhân buôn người càng dễ bị lợi dụng hơn và ít có cơ hội thoát thân tìm nơi giúp đỡ.
Một số nạn nhân buôn người được giải cứu không thể trở về nhà vì biên giới đóng cửa. Nhiều nạn nhân phải đối phó với thủ tục chậm trễ, nguồn lực hỗ trợ họ bị cắt giảm trong khi một số nạn nhân khác có nguy cơ bị bọn buôn người ngược đãi hoặc bỏ bê.
UNODC cảnh báo do mất nguồn thu nhập trong dịch, bọn buôn người sẽ gia tăng tấn công vào những người dễ bị tổn thương hơn trước. Chúng đã điều chỉnh mô hình kinh doanh theo tình trạng bình thường mới, đặc biệt là tăng cường sử dụng công nghệ như Internet.
Do các băng nhóm tội phạm sử dụng đủ mọi thủ đoạn buôn người, Liên Hiệp Quốc phải tìm kiếm công cụ pháp lý thích đáng để ngăn ngừa và trừng phạt chúng.
________________________________
Kỳ tới: Chặn tay bọn bóc lột tình dục
HOÀNG DUY LONG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null