Niềm vui quê kiểng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều lúc nửa đêm chợt tỉnh, tôi cứ hay ngẩn ngơ ngồi một mình tr­ước bàn giấy. Và trong bao nhiêu ý nghĩ đời ngư­ời, tôi lại chợt nhớ tới các trò chơi thuở thiếu thời, đó là trò chơi pháo đất và thú thả đèn trời. Đó là chưa kể tôi rất khoái trò thả diều, đánh khăng đánh đáo.  
 Trò chơi pháo đất luôn mang lại sự hào hứng cho những người tham gia. Ảnh: internet
Trò chơi pháo đất luôn mang lại sự hào hứng cho những người tham gia. Ảnh: TTXVN
Quê tôi có 29 xã thì có 29 đội đèn trời, 29 đội pháo đất, 29 đội diều. Đội nào cũng rộn ràng sắc màu. Trước Tết độ 2-3 tháng, các làng, xã bắt đầu rục rịch chuẩn bị tập hợp lực lượng. Mỗi đội pháo đất có hàng chục “pháo thủ”, chia ra 3-4 người mỗi nhóm. Tối tối, các “pháo thủ” tập trung ở sân kho hợp tác xã hoặc ở nhà ai có sân rộng. Đất được chọn sẵn, các pháo thủ xoay trần “đánh đất” thành từng “quả” thật nhuyễn. Đất nhuyễn rồi, các “pháo thủ” lại vỗ nặn pháo. Pháo nhỏ 3 anh 3 quả, mỗi quả to chừng quả bòng. Đấy là chơi thử đì đẹt thôi. Đến khi vào cuộc có khi các đội thách nhau làm pháo to vành rộng bằng cái nón, bê lên ngang mặt, gieo xuống thân pháo xoay tròn một đôi vòng, sau đó nổ “ùm” một phát, vành pháo văng ra nằm đuỗn đuồn bên cạnh, có khi pháo nổ xong vành nhảy phốc lên nằm sõng soài trên lưng. Có khi 2-3 pháo thủ làm một con pháo khủng, to và nặng, vành rộng bằng cái giần, cái sàng. Sau khi pháo nổ, vành pháo quăng ra to như chú trăn dài 2-3 m, sướng mắt vô cùng.
Trước mỗi cuộc thi, dân làng đứng thành vòng tròn vỗ tay cổ vũ, đánh chiêng đánh trống hò la. Khi vào cuộc, các “pháo thủ” đóng khố cởi trần, có lúc còn múa vài đường quyền. Nặn pháo xong, 3 “pháo thủ” nhịp nhàng nâng “ông” pháo ngang mặt và một người hô: “Hai ba nào: Gieo!”. Sau tiếng nổ là vành pháo quăng ra cùng với tiếng trống tiếng reo hò, các trọng tài vào đo kết quả của từng thân pháo để làm căn cứ phân thắng bại. Giải thưởng pháo đất khi là vài ba băng pháo đùng, khi thì một cây giò lụa, một cút rượu nút lá chuối… Các “pháo thủ” rước quà về nhà trưởng nhóm đánh chén, đốt pháo tại chỗ mừng vui.
Còn lệ thả đèn trời ở quê tôi thường diễn ra đêm giao thừa. Các đội đến giờ không ai bảo ai đem đèn lên đê, đốt thả vào thời khắc chuyển giao. Đèn đua nhau túa lên trời từ ba phương, bốn phía. Đêm giao thừa, trong tiếng pháo nổ liên hồi, các dây đèn nối đuôi nhau túa lên trời như sao trăng cùng với tiếng hò hét, tiếng phèng la, tiếng trống gõ đủ thứ tạo cho đêm giao thừa một không khí thật sống động, linh thiêng khiến người người hồ hởi. Mãi tới 3 giờ, ánh sáng đèn trời mới ngớt.
Ngoái đi, ngoái lại, nhoáng một cái, thế là tôi đã xa quê hơn 40 năm rồi. 40 năm xa cái làng Sư­a bé nhỏ nép mình bên sông Hóa, xa tuổi thơ thả trâu chân đê, bắt chuồn chuồn giữa tr­ưa hè ruộng thuốc lào nhà ai đêm qua mới bẻ lá còn sực nức mùi cay nồng của chân chất quê mùa; xa ngôi tr­ường làng sơ tán dưới những lũy tre ken dày. Ở đó, các thầy tôi giảng bài hay như­ một nghệ sĩ, hấp dẫn nh­ư một đạo sĩ, truyền cảm như­ nhà tiên tri, quyến rũ dịu dàng như­ mẹ cho con bú. Còn lũ trẻ chúng tôi như­ lũ chim non đ­ược chim mẹ dạy cách dang cánh bay; cách chọn cành đậu; cách hót ca khi bình minh đến, cách gọi bầy lúc chiều buông; cách chọn hạt ăn và cả cách theo đàn tung cánh lên bầu trời, cách sải cánh giữa đời lúc thuận gió, và cả khi sa cơ, lẻ bạn...
50 năm trước, tôi cũng là một cậu thiếu niên chín mười, rồi thoắt cái thành chàng trai m­ười tám. Lứa chúng tôi lớn lên trong khoảnh khắc thời bình hiếm hoi giữa 2 cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ với những trò chơi dân gian và cả những bài đồng dao lam lũ quê mùa. Chúng nuôi nấng lũ chúng tôi lớn lên nhem nhuốc, nhưng gần gũi và thân thiện, tạo nên vẻ đẹp tâm hồn con người nhà quê vừa hồn nhiên phóng túng lại vừa nồng ấm chan hòa mà chốn thị thành ngùn ngụt cõi người chẳng bao giờ có được.
Tất cả giờ chỉ còn trong mơ.
Chỉ còn trong mơ mà thôi!
Trung Trung Đỉnh

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...