Niềm vui dưới chân núi A Púc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Căn nhà thứ ba do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng công nhân nghèo đã được LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên-Huế trao tặng cho gia đình anh Hồ Văn Thước (SN 1987) và chị Hồ Thị Thê (SN 1988), ở thôn A Đeeng Par Lieng, xã Bắc Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Những nụ cười, những cái bắt tay thật chặt giữa vợ chồng anh Thước và cán bộ CĐ hôm bàn giao căn nhà đã nói lên được những tấm chân tình mà lãnh đạo dành cho công nhân nghèo.

10 năm sống trong căn nhà tuềnh toàng

Căn nhà anh Thê, chị Thước ở thôn A Đeeng Par Lieng nằm tựa lưng vào dãy núi A Púc hùng vĩ, ngọn núi ôm lấy ngôi làng, bao đời chở che cho người dân trong vùng. Sống tựa lưng vào núi, mưu sinh tất thảy đều bám lấy núi, thế nên cuộc sống của người dân nơi đây ai cũng như ai, đều khó khăn.

 

Niềm vui của vợ chồng anh Thước khi nhận được món quà từ Thủ tướng.
Niềm vui của vợ chồng anh Thước khi nhận được món quà từ Thủ tướng.

Bản thân anh Thước sinh ra trong gia đình có bốn anh chị em, bố mẹ già cả lại lâm bệnh nên cũng không giúp đỡ được cho anh phần nào. Năm 2006, cũng như bao nhiêu thanh niên trai tráng khác, anh Thước lập gia đình. Nhưng vì nhà nghèo, cuộc sống khó khăn nhà đông người nên anh Thước và vợ phải ra ở riêng. Mang tiếng là ở riêng, nhưng anh chị phải sống trong căn bếp của bố mẹ anh. 10 năm, sống trong căn nhà tuềnh toàng khiến cuộc sống của anh chị dở khóc dở cười mỗi mùa mưa bão đến. Rồi hai đứa con của anh chị cũng khổ theo cha mẹ.

Biết được những khó khăn của vợ chồng anh Thước, LĐLĐ huyện A Lưới sau khi nhận được danh sách từ Trường mầm non Bắc Sơn - nơi chị Thê công tác - đã ưu tiên cho vợ chồng anh chị để được nhận quà từ Thủ tướng. “Với hoàn cảnh của gia đình anh Thước thì LĐLĐ huyện dành ưu tiên liền, bản thân chị Thê tuy làm ở trường mầm non nhưng lương bổng không bao nhiêu, cộng thêm vào đó là chân hay đau phải điều trị thường xuyên. Anh Thước làm công chức xã thì lương cũng chẳng khá hơn vợ là mấy, đây là trường hợp rất đáng để được nhận quà từ Thủ tướng” - đồng chí Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch LĐLĐ huyện A Lưới cho hay.

“Tôi có làm nhà cho con thì cũng không được to đẹp như ri ...”

Có mặt hôm con trai của mình nhận nhà từ LĐLĐ tỉnh bàn giao, ông Hồ Văn Phờm (SN 1959) đã không giấu được xúc động, những lời cảm ơn liên tục được ông nói ra để gửi đến Thủ tướng, gửi đến các cấp chính quyền đã dành sự quan tâm cho con trai ông.

Theo tính toán của anh Thước, căn nhà của vợ chồng anh làm xong với trị giá 80 triệu, trong đó không kể đến những công sức đóng góp miễn phí của những người hàng xóm. Cảm thương hoàn cảnh của vợ chồng anh Thước, dù cuộc sống không mấy khá giả nhưng những hàng xóm của anh cũng góp một chút để giúp anh làm nhà, người chút công, người chút vật liệu để căn nhà anh Thước sớm được hoàn thiện. Cắt băng bàn giao nhà cho gia đình anh Thước, đồng chí Trần Quang Vinh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm đến hai vợ chồng anh Thước. “Qua những tình cảm mà Thủ tướng gửi đến gia đình anh chị, tôi mong rằng anh chị hãy sống thật có ích để không phụ tấm chân tình của Thủ tướng. Căn nhà hiện tại chỉ mới hoàn thành được 95%, vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn thành, nhân đây tôi cũng đề nghị phía LĐLĐ huyện sắp đến, sẽ có những sự giúp đỡ để vợ chồng anh Thước có điều kiện để hoàn thành căn nhà”- đồng chí Trần Quang Vinh nhắn nhủ.

Nguyễn Đắc Thành/laodong

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.