Niềm tin "mũi giáp công" điều trị - Kỳ cuối: Sẵn sàng cho cuộc trường kỳ chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù đã đạt được những thành quả đáng khích lệ nhưng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 còn nhiều cam go, khốc liệt, khó lường, ngành Y tế tỉnh luôn xác định cần phải luôn củng cố nhân lực, vật lực, bảo vệ lực lượng tuyến đầu để sẵn sàng cho cuộc trường kỳ chống dịch.
Cảm ơn các bác sĩ rất nhiều!
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, không giấu được sự vui mừng, bệnh nhân mang mã số 98.630 trú tại xã Đắk Môl (Đắk Song) xúc động: “Nếu không về Đắk Nông, không có các bác sĩ tận tình cứu chữa, chắc có lẽ giờ này tôi không thể trở về với gia đình của mình. Tôi nhớ có những lúc sốt cao, ho dai dẳng muốn xé toang lồng ngực, giống như chết đi sống lại mấy lần, ấy vậy mà các bác sĩ vẫn cố gắng giành giật sự sống cho tôi. Tận đáy lòng, tôi chỉ biết cảm ơn các bác sĩ rất nhiều, thật sự đã cho tôi cuộc sống thứ 2 đầy ý nghĩa này”.

Các bệnh nhân khỏi bệnh liên tiếp xuất viện
Các bệnh nhân khỏi bệnh liên tiếp xuất viện
Không còn cảm giác lo lắng, bất an như những ngày đầu mới nhập viện, các bệnh nhân đều vỡ òa niềm vui khi ngày được ra viện. Cầm giấy ra viện trên tay, bệnh nhân T.T.H tâm sự: “Mắc Covid-19 và được đưa vào điều trị ở Bệnh xá Công an tỉnh, tôi được các y, bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc rất tận tình chu đáo. Lúc trao giấy ra viện, các y, bác sĩ không quên dặn dò tôi khi về nhà tiếp thực hiện tốt việc cách ly, theo dõi sức khỏe, tuân thủ các chế độ dinh dưỡng hợp lý… để nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường mới”.
Khỏi bệnh, được xuất viện, trở về nhà, bên cạnh niềm vui thoát khỏi mầm họa Covid-19, các bệnh nhân vẫn tiếp tục tuân thủ cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà cho đến khi thật sự ổn định. Ý thức, tinh thần của các bệnh nhân khỏi bệnh không những góp phần bảo đảm an toàn phòng dịch mà còn là cách để tri ân đội ngũ y, bác sĩ đã chữa trị cho mình.
Tiếp tục trọng trách lớn lao
Với kiểu chống dịch của "con nhà nghèo", ngành Y tế luôn chủ động các phương án điều trị bệnh nhân Covid-19 với phương châm “4 tại chỗ”. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác phòng, chống dịch Covid-19 rất cần nhiều "mũi giáp công”. Với việc ngành Y tế tỉnh nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân Covid-19 theo hướng linh hoạt, phù hợp, thực sự góp phần rất lớn, không những đẩy lùi dịch bệnh mà còn đem lại niềm tin cho người dân trong cuộc chiến chống dịch đang vào hồi đầy cam go, khốc liệt.
Qua thực tế triển khai thời gian qua, ngành Y tế đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để tiếp tục phòng, chống dịch bài bản, khoa học, phù hợp hơn với diễn biến dịch bệnh.
Ngành có phương án và sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện, cơ sở khám, chữa bệnh để kịp thời hỗ trợ các địa phương khác khi có yêu cầu. Việc thần tốc xét nghiệm trên diện rộng được xác định là then chốt để phát hiện sớm, cách ly nhanh, phân loại kịp thời và điều trị phù hợp, hiệu quả người nhiễm Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Với mục tiêu điều trị khỏi bệnh giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu, ngành chuẩn bị đầy đủ cơ sở thu dung, chăm sóc điều trị người bệnh và người nhiễm Covid-19, bảo đảm đủ ô xy y tế, thuốc, trang thiết bị, vật tư và nhân lực y tế. Tại các xã, phường, thị trấn đang thực hiện giãn cách xã hội phải khẩn trương thiết lập các trạm y tế lưu động để bảo đảm hỗ trợ y tế, điều trị người nhiễm Covid-19.

Có những bệnh nhân nhí đã dũng cảm chiến thắng dịch bệnh được xuất viện
Có những bệnh nhân nhí đã dũng cảm chiến thắng dịch bệnh được xuất viện
Cùng với phân bổ nhân lực cần thiết cho các địa phương có số ca nhiễm lớn, ngành huy động nguồn lực, nhân lực, cơ sở vật chất y tế cho công tác điều trị, theo hướng bảo đảm việc phân loại, điều phối, chuyển tuyến kịp thời để điều trị tất cả bệnh nhân, đặc biệt đối với bệnh nhân có diễn biến nặng.
Công tác cách ly, giãn cách, phong tỏa phải thực hiện nghiêm, không để tình trạng "chặt ngoài lỏng trong", nhanh chóng kiểm soát, ổn định tình hình dịch bệnh.
Với việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ", nhất là tại cơ sở, các đơn vị, địa phương chuẩn bị các phương án ở mức cao, huy động các nguồn lực phòng, chống dịch, không để lúng túng khi dịch bùng phát, bảo đảm việc tổ chức và điều phối hiệu quả nguồn lực trong tất cả các khâu phòng, chống dịch.
Quan tâm, động viên y, bác sĩ
Mới đây, tại buổi đến thăm, động viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Thanh Danh đã ghi nhận, biểu dương những đóng góp quan trọng, trực tiếp của đội ngũ y, bác sĩ trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Trong điều kiện của một tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về nhân lực, trang thiết bị y tế, kết quả đạt được thời gian qua là rất quan trọng, đáng khích lệ.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Chỉ đạo các cấp và ngành Y tế phải luôn quan tâm, động viên các lực lượng tuyến đầu, đặc biệt là lực lượng làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến và các khu điều trị Covid-19 của tỉnh, bằng nhiều giải pháp, quyết tâm không để bệnh nhân Covid-19 tử vong.
Bài, ảnh: Ngô Đồng (baodaknong.org.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.