Những người mẹ điên: Lời ru tan tác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Họ đều mang bệnh tâm thần, bị kẻ vô lương cưỡng hiếp đến mang bầu, sinh những đứa con không hề biết mặt cha.
Căn nhà tình thương của gia đình P.T.H không mấy khi được dọn dẹp
Căn nhà tình thương của gia đình P.T.H không mấy khi được dọn dẹp
Tuy tâm trí không được bình thường, lơ ngơ như con nít, có thể lột đồ giữa chợ, cào cấu la hét, khóc cười vô cớ... nhưng đối với những đứa con, họ lại rất mực yêu thương, bảo bọc dù bằng những cách “rất khác”, bởi họ là: mẹ điên.
Đồ ăn, bánh ngọt đổi “tình”
Khi hỏi về bố của những đứa trẻ, H. luôn trả lời mơ hồ. Có lúc, cô nói nó là con của người này, có lúc lại chỉ người khác. Đôi lúc cô còn tới nhà những người trong xã để đòi nợ bởi “hơn 70% người ở cái xã này đều ngủ với em”. Việc lang chạ với một người đàn bà điên thời gian đầu nghe “hơi sợ” nhưng sau trở thành khá phổ biến. Bất cứ người đàn ông nào khi có nhu cầu đều có thể tìm tới nhà H.
Hàng xóm gia đình H. cho biết: “Toàn những đám vô ý thức tới đây tụ tập. H. và cả em trai không phân biệt được đã đành, ngay cả những người lui tới cũng không biết suy nghĩ. Ai muốn tới chỉ cần cho H. vài miếng đậu, gói bánh ngọt hay chút đồ ăn là cô đồng ý trao thân.
Để ngăn chặn hành vi đồi bại của những gã trai hư, mấy năm gần đây, một số người đồn là H. bị si đa (AIDS). Vậy mà thi thoảng, vẫn có những gã trai tìm tới nhà cô”.
Mây xám đặc quánh, không khí lạnh đầu mùa khiến chợ Minh Đức (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) về chiều tan tác. Tiếng hát ru của người đàn bà điên đứt quãng, lớt đớt trong xó chợ càng làm không khí ảm đạm hơn...
Chợ Minh Đức họp cả sáng lẫn chiều và nằm ngay ngã tư nơi thông thương mấy xã. Khoảng 10 năm nay, từ khi bệnh điên trở nặng, hầu như ngày nào P.T.H (27 tuổi) cũng xuất hiện ở đây. Có người nói H. tới chợ là để gặp được nhiều người, hy vọng hỏi được ai đó biết những đứa con của cô (bị mang đi từ khi mới lọt lòng) đang ở đâu.
10 năm trước, ở cái tuổi 17, H. lên thành phố phụ bán hàng. Mấy tháng sau cô trở về, tiền chưa kiếm được mà chỉ mang theo cái bụng bầu ngày càng lớn. Mẹ cô là bà P.T.L gặng hỏi cha đứa bé là ai, thì H. chỉ lắc đầu. Cô không biết hay không muốn nói cũng không ai rõ. Chỉ biết từ khi có bầu, H. như trở thành người khác, vui buồn bất chợt. Thời gian này, thỉnh thoảng cô cũng lên cơn động kinh, nhưng bệnh chưa nặng. Chín tháng mang thai, H. sinh con trai, nguyên vẹn nhưng lầm lì.

Ba mẹ con H. ngồi trước ngôi nhà tình thương do xã vận động xây dựng ẢNH: LAM NGỌC
Ba mẹ con H. ngồi trước ngôi nhà tình thương do xã vận động xây dựng. Ảnh: LAM NGỌC
Mất con, phát rồ…
Sinh xong đứa đầu, người ta thấy thỉnh thoảng lại có những người đàn ông lạ mặt lui tới nhà H. và thường ở lại qua đêm. Sau một thời gian, H. lại có bầu. Khi đứa bé sắp được sinh ra thì một gia đình ở cùng huyện ngỏ ý xin con nuôi. Lúc này, thấy gia cảnh bần cùng, bà L. đồng ý. Sau khi sinh mổ ở bệnh viện được hai ngày thì gia đình nhận nuôi vào bệnh viện đón đứa trẻ đi và cho H. 15 triệu đồng.
Từ khi sinh đứa thứ hai, H. ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà. Đôi khi cô kể có gã đàn ông nào đó rủ cô vào ruộng ngô mây mưa, có khi lại kể đi nhà nghỉ với một gã nào đó chưa từng biết mặt. Ngồi cạnh H. hàng giờ trong không khí lạnh buốt, lắng tai lắm tôi mới nghe được vài câu hát lớt đớt: “Cái cò đi đón cơn mưa… ai đưa cò về…”. Những câu hát rời rạc, đứt quãng nhưng đầy tình cảm này H. thường hát từ sau khi cô mất đứa con thứ ba.
Bà L. nhớ rõ cái đêm H. sinh đứa con thứ ba, vào cuối tháng 6.2012. Lúc cả nhà đang vật vã với cơn mưa kèm giông lốc thì H. trở dạ. Người phụ nữ mắc chứng tâm thần lên cơn gò lăn lộn dưới nền nhà, lết từ nhà trong ra nhà ngoài rồi cuối cùng một mình bò lên giường cởi quần, cởi áo để… tự đẻ.
Ngôi nhà lá của bà L. khi đó nghèo nhất xã, mưa dột khiến trong nhà cũng không khác gì ngoài trời. Mưa ngày càng lớn, nhà không có xe, dìu H. ra trạm xá thì sợ cô sinh giữa đường, bất đắc dĩ bà L. phải chuẩn bị mọi thứ để H. sinh ở nhà. Một chiếc chậu nhôm, cái thùng sơn cũ đang hứng nước dột trong nhà được bà để ngay chân giường, trữ nước phòng khi H. sinh. Rồi trong đêm tối mịt mùng, bà đội mưa tới nhà cựu hộ lý Trạm y tế xã Phú Thịnh nhờ đỡ đẻ cho H.
Khi người đỡ đẻ đến đã nghe tiếng trẻ con khóc. H. đã sinh trong lúc mẹ đi tìm người giúp. Bé trai mới sinh kháu khỉnh vẫn còn liền rốn với mẹ. H. lúc này mệt mỏi nhưng tay vẫn ôm chặt con miệng lép nhép: “Cho bú. Cho bú”. Bà hộ lý kiểm tra thì thấy dòng sữa trắng trong chảy ra thành giọt. Đứa trẻ được bú ngay những giọt sữa đầu tiên.
Sáng hôm sau, khi trời chưa sáng hẳn, bà hộ lý bị đánh thức bởi tiếng gõ cửa gấp gáp: “Con cháu đâu?”. Cả H. và bà hộ lý lúc đó đều không biết rằng đứa bé đã được một gia đình xin nuôi (từ trước khi sinh) mang đi ngay trong đêm. Hỏi không được,
H. ra tận trạm xá xã tìm con. Không tìm được, trên đường về sáng hôm ấy H. đã phát rồ. Người đàn bà vừa sinh con lột hết quần áo khóc mếu, cào cấu khắp nơi để tìm con...
Sau mấy ngày lang thang đầu đường xó chợ không mảnh vải che thân, H. dạt về ở dưới một gốc cây cổ thụ ở xã Tân Cương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Ở đây, người ta thấy H. ngày nào cũng lảm nhảm hỏi con tôi đâu, tay cầm một bọc vải nâng niu như bế một đứa bé, miệng không ngừng hát ru. Tiếng hát ru lớt đớt chữ được, chữ mất nhưng khiến những người biết chuyện đêm hôm ấy đều rớt nước mắt.

Dù điên nhưng H. nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và chăm con rất khéo
Dù điên nhưng H. nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và chăm con rất khéo
Sợ bắt mất con
Sau này, khi đã mất hai đứa con liên tiếp, H. lại mang thai thêm một lần nữa. Đứa bé được sinh ra là con gái. Nhiều người ngỏ ý muốn xin, nhưng gia đình H. không dám cho nữa vì sợ cô không chịu nổi cú sốc, bệnh sẽ nặng hơn.
Hôm đến nhà H., nhìn cô dắt đứa con gái đi vào ngõ lúc buổi chiều chạng vạng, tôi hỏi thử: “Em có cho đứa con gái không, cho nhà giàu nhé?
H. cười: “Không. Nuôi nó để sau nó nuôi mình”. Đứa con gái không hiểu mẹ nói gì, nhưng toét miệng cười. Con hơn 2 tuổi, nhưng H. vẫn cho con bú. Dù không còn sữa nhưng ngày nào cô cũng vật đứa nhỏ, dí miệng vào ngực bắt con ti. Đứa bé thành thói quen cứ nằm nhai không. Đôi tay của H. đỡ lấy phần đầu, tay nâng mông. Cử chỉ khéo léo chẳng thua gì những người mẹ bình thường chăm con.
Chỉ khi nhìn lên mái tóc của đứa bé, nhiều người mới nhận ra tình yêu con của người mẹ điên có khác, bất cứ lúc nào thích H. lại đè con ra cắt tóc. Vì không khéo léo nên cô thường làm con chảy máu hoặc bị thương. H. cũng không cho ai đụng tới con mình. Chỉ cần nghe tiếng con khóc hay nghe ai đó đánh con là ngay lập tức mất bình tĩnh, nổi điên đập phá.
Hai đứa con của H. được cho đi tới nay không ai biết tung tích. Còn lại hai đứa (con cả và con út) ở với mẹ. Đứa nhỏ nhất chưa biết lớn lên thế nào, nhưng đứa lớn cũng có dấu hiệu không bình thường. Nhiều người trong xóm và cả chính quyền xã xác nhận mẹ và em trai của H. cũng không hoàn toàn tỉnh táo. Đặc biệt, sau mỗi lần sinh nở, bệnh tâm thần của H. lại nặng thêm. Mỗi khi bệnh phát nặng, cô buộc phải đi bệnh viện điều trị tâm thần. Nhưng mỗi lần đưa được cô lên xe là một cuộc chiến, bởi nghe tiếng xe đậu trước nhà là H. thủ thế. Cô vào nhà, cởi hết quần áo, trần truồng ngồi vào thau nước khiến nhân viên y tế không thể đưa đi. Mẹ cô bảo: “Nó sợ đưa nó đi viện thì ở nhà người ta tới bắt mất con”.
(còn tiếp)
L.N
Theo Lam Ngọc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.