Những người lính Quân đoàn 3 đi vào tâm dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2. Theo đề nghị của UBND tỉnh, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã nhanh chóng điều động lực lượng, phương tiện đến địa bàn có dịch phun thuốc khử khuẩn nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng. 

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Hóa học 21 chuẩn bị phương tiện, vật chất cơ động thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Vĩnh Long
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Hóa học 21 chuẩn bị phương tiện, vật chất cơ động thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Vĩnh Long

Quân đoàn 3 đã thành lập 1 đội phòng-chống dịch gồm 21 cán bộ, chiến sĩ gồm các lực lượng của Tiểu đoàn Hóa học 21 (Bộ Tham mưu), Đội Y học dự phòng (Cục Hậu cần) và lực lượng phục vụ do Đại tá Nguyễn Văn Khi-Chủ nhiệm Hóa học chỉ huy chung. Phương tiện được điều động gồm: 1 xe tiêu tẩy ARS-14 trang bị đầy đủ khí tài, 1 xe tải chở bộ tiêu tẩy Sanifet sử dụng hóa chất ĐT 1, Cloramin B để khử khuẩn cùng một số loại phương tiện đặc chủng của hóa học theo nhiệm vụ.

Chuẩn bị quần áo phòng hộ. Ảnh: Chu Hoài
Trước khi làm nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ đều phải mặc trang phục phòng hộ. Ảnh: Chu Hoài


Từ ngày 30-1 đến 3-2, đội phòng-chống dịch đã cơ động thực hiện nhiệm vụ ở phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa), Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) và một số địa điểm tại TP. Pleiku.
 

Để khử trùng khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai và khu nhà công vụ Quân đoàn 3, đội phòng-chống dịch đã sử dụng hơn 8.000 lít hóa chất. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai được phun khử khuẩn lần thứ hai trước khi dỡ lệnh phong tỏa.

Mặc đồ bảo hộ phòng dịch trước khi vào bên trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài
Mặc đồ bảo hộ phòng dịch trước khi vào bên trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài


Trước khi vào các khu cách ly, các lực lượng đều phải mang đồ bảo hộ đầy đủ. Sau khi ra khỏi khu có nguy cơ lây nhiễm, người và phương tiện di chuyển đều được phun hóa chất khử trùng, tiêu tẩy toàn bộ và thu gom đồ bảo hộ để tiêu hủy, tránh mang mầm bệnh ra bên ngoài hoặc lây nhiễm vào cơ thể.

Phun thuốc khử khuẩn khuôn viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn khuôn viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn tại Bệnh viện Y Dược Hoàng Anh Gia Lai- Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn tại Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài
 Phun thuốc khử khuẩn khuôn viên Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trong khuôn viên trụ sở UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trên tuyến đường Lê Thánh Tôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku). Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trên tuyến đường Lê Thánh Tôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku). Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trên tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Chu Hoài
Phun thuốc khử khuẩn trên tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu (phường Tây Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: Chu Hoài
 Phun thuốc khử khuẩn tại phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn tại phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn tại Trung tâm Y tế huyện Ia Pa. Ảnh: Vĩnh Long
Phun thuốc khử khuẩn tại Trung tâm Y tế huyện Ia Pa. Ảnh: Vĩnh Long
Khử trùng trước khi rời khỏi bệnh viện. Ảnh: Chu Hoài
Cán bộ, chiến sĩ khử trùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh: Chu Hoài

VŨ DUY HIỂN

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.