Những ngày không đến trường của trẻ em vùng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong thời gian không đến trường, hàng chục em nhỏ vùng cao Tây nguyên rủ nhau bắt cá, ốc về cải thiện bữa ăn, đồng thời còn tranh thủ lên rẫy chặt đót, mót củ mì bán kiếm tiền phụ ba mẹ trang trải cuộc sống.

Chúng tôi có dịp đi qua khu vực thôn Đắk SNao 2 (xã Quảng Sơn, H.Đắk Glong, Đắk Nông) bắt gặp cảnh hàng chục trẻ em dân tộc H'Mông đang thi nhau mò tép, bắt ốc, cá để cải thiện bữa ăn. Hầu hết các em là học sinh Trường tiểu học Lý Tự Trọng và Trường THCS Hoàng Văn Thụ (ở xã Quảng Sơn).

Hàng chục em nhỏ người dân tộc H’Mông xuống hồ nước cạn để mò tép, bắt ốc, cá về cải thiện bữa ăn. Ảnh: Xuân Lâm

Hàng chục em nhỏ người dân tộc H’Mông xuống hồ nước cạn để mò tép, bắt ốc, cá về cải thiện bữa ăn. Ảnh: Xuân Lâm

Ngoài việc bắt cá, cũng có rất nhiều em tranh thủ mang gùi, vác cuốc lên những rẫy mì mà người dân đã thu hoạch… để mót lại. Mỗi ký củ mì được thương lái mua với giá 2.400 đồng. Sau mỗi chuyến "đi săn" mì về bán, các em thu được từ 10.000 - 100.000 đồng. Số tiền này sẽ được các em mua bánh kẹo, đưa cho ba mẹ hoặc để dành trang trải học tập.

Em Mã A Thanh, học sinh lớp 3, dân tộc H'Mông, cho hay: "Lúc rảnh rỗi em vẫn thường đi "kiếm cái gì đó" về để cải thiện bữa ăn trong gia đình. Ba mẹ tụi em đi làm cả ngày trên rẫy xa. Họ ăn cơm tại rẫy nên tụi em phải tự lo bữa trưa".

Các em nhỏ sử dụng tấm mùng để kéo lưới bắt cá

Các em nhỏ sử dụng tấm mùng để kéo lưới bắt cá

Giữa cái nắng mùa khô Tây nguyên, em Tráng A Tâm, học sinh lớp 6, dân tộc H'Mông, mang gùi, vác cuốc ra rẫy để mót củ mì. Tâm như con sóc trèo qua hết ngọn đồi này đến ngọn đồi khác. Rẫy mì đã được người dân thu hoạch và đốt cháy trước đó, nên Tâm phải bổ từng nhát cuốc, mắt nhìn thật tinh mới lần ra "manh mối" của những củ mì sót lại.

Cô bé vui mừng khi bắt được con cá rô

Cô bé vui mừng khi bắt được con cá rô

Cậu bé bắt được một xâu cá rô, chúng tôi bắt chuyện nhưng cậu khá rụt rè

Cậu bé bắt được một xâu cá rô, chúng tôi bắt chuyện nhưng cậu khá rụt rè

Em Thào A Thề mang cá bắt được về chiên, cải thiện bữa ăn

Em Thào A Thề mang cá bắt được về chiên, cải thiện bữa ăn

Em Tráng A Tâm lên rẫy mót củ mì về bán

Em Tráng A Tâm lên rẫy mót củ mì về bán

Em Thào Thị Gióng (thứ 2 từ phải qua) cùng nhóm bạn khiêng mì lên cân, bán cho thương lái





Em Thào Thị Gióng (thứ 2 từ phải qua) cùng nhóm bạn khiêng mì lên cân, bán cho thương lái

Ông Giàng A Lì (56 tuổi), người được xem như "già làng" của các hộ người dân tộc H'Mông đang sinh sống ở thôn Đắk SNao 2, cho hay cuộc sống của người dân H'Mông ở thôn hầu hết còn khó khăn. Ban ngày, người lớn phải ăn ở tại lán trại trên rẫy để canh tác. Con cháu ở nhà ngoài giờ học phải tự đi hái rau rừng, bắt ốc, cá cải thiện bữa ăn. Thậm chí phải lên rừng chặt đót, mót củ mì để bán kiếm tiền trang trải việc học và phụ giúp ba mẹ…

Có thể bạn quan tâm

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên đảo Bé không tích tụ được mạch nước ngầm, người dân trên đảo phải dùng lu, bể... để hứng nước mưa dùng vào sinh hoạt. Hàng trăm năm qua, cộng đồng nhỏ bé hơn 500 người ấy tồn tại giữa biển khơi như một cuộc thi gan cùng tạo hóa.
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.
'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài cuối: Ấm áp dưới tán rừng U Minh Hạ

Tạm gác lại những công việc hàng ngày của mỗi cá nhân, những sinh viên tình nguyện hè của Trường Đại học Tây Đô (Cần Thơ), cùng nhau lên đường về với vùng đất thiêng liêng U Minh Hạ, để cùng ăn, cùng sống và cùng góp sức trẻ thể hiện phong trào “sinh viên 5 tốt”, cống hiến và trưởng thành.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.